“Vào Đảng để làm gì?”: câu chuyện truyền thông sự thật và hiện tượng tính cách tốt trở về

Bài báo với tiêu đề như cú hất tung thách thức căng thẳng; kỳ thực, nội dung được cho là thuật lại những bộc bạch dễ thương của 7 nghệ sĩ vừa học qua lớp Đối tượng Đảng do tờ Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh tổ chức gặp mặt mới đây.

Kết thúc buổi trò chuyện, giao lưu, bắt tay nhau tạm biệt, ai cũng cảm nhận điều này:

– Đây là một buổi gặp gỡ thú vị, chân tình và xúc động, bởi vì qua đây cho thấy còn rất nhiều tấm lòng nhiệt huyết, tin tưởng mà quần chúng dành cho Đảng. Nguyện vọng mong muốn được vào Đảng trong nhân dân, bất chấp tuổi tác, nghề nghiệp, vị thế trong xã hội còn nhiều. Một cá nhân muốn gắn mình với tổ chức Đảng, coi Đảng là chỗ dựa vững chắc cho tinh thần của mình, thì tổ chức Đảng chắc chắn phải có trách nhiệm quản lý, bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện và tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ là phấn đấu suốt đời cho lý tưởng cao đẹp của Đảng. Sẽ bảo vệ, phát huy, giữ những đảng viên tài đức, năng động, sáng tạo. Những đảng viên đã thoái hóa, biến chất chắc chắn sẽ bị phê phán, xử lý, loại ra khỏi Đảng.

Duyên do tôi chú ý đặc biệt bản văn ghi chép thú vị, vì hôm kia thấy tin đưa nghệ sĩ Mạc Can trở thành đối tượng Đảng trong mục ‘Văn hóa-giải trí’; câu chuyện về ảo thuật gia, ông hề già kiêm nhà văn ấy từng khiến tôi ngậm ngùi cho một thân phận lũi lầm, mưa gió não nề.

Quả biến hóa rất lạ khi nghe chính nhân vật chia sẻ lý do vào Đảng bằng lối diễn đạt cứ chân chất, mang mang, gây ấn tượng cực kỳ khó tả.

– Lâu nay tôi bơ vơ. Bơ vơ ở đây là bơ vơ về tinh thần. Vì tôi có gia đình rồi, có mái ấm rồi, nhưng chỗ dựa tinh thần thì từ bé tới giờ tôi chưa có. Cả ông – cả cha – cả tôi – đều rong rêu lang bạt với nghề xiếc hài ảo thuật, cơm thì có ăn nhưng tinh thần thì tự động viên, lẽ sống tự vạch ra, nên khi được sự động viên của đại diện Chi bộ Đảng Hội Điện ảnh TP.HCM bảo tôi nên vào Đảng, và sau đó là câu nói của một người bạn đồng nghiệp làm việc tại Tuần báo Văn Nghệ TP.HCM: – “Mạc Can“bụi đời” ơi mình lớn rồi, cũng nên tìm bến đậu đi…”, tôi đồng ý ngay. Tôi không bất ngờ trước quyết định của mình, vì trong suy nghĩ của tôi từ lâu là phải có cái gì đó để tôi tin tưởng dựa vào đó như một lẽ sống chứ hổng lẽ lông bông hoài như vầy sao?

Thật tình thì tới tuổi này học cũng khó, cũng chậm, nhưng tôi hứa sẽ cố gắng bằng anh bằng em. Với nghề xiếc hài ảo thuật của mình, tôi có suy nghĩ, sẽ mang tư tưởng của Đảng và Bác Hồ truyền cho các em thiếu nhi qua những màn diễn của mình. Tôi sẽ lồng ghép như thế nào đó để các em hiểu về lý tưởng của Đảng, của Bác…

Có vẻ hết sức cụ thể, đậm chất tâm tình, thật rõ ràng và vô cùng chi tiết.

Hai đối tượng này lựa chọn cách thể hiện khác hẳn: chủ động thêm vào cái gọi là sự kiện (khách quan) nhằm cố làm tăng lên tính đáng tin của phát ngôn; ý tứ trừu tượng, câu chữ e chừng cũ mòn, lòng vòng quen thuộc, thiếu chất uyển chuyển.

Với câu hỏi “Động cơ để chị tham gia lớp học Đối tượng Đảng?”, diễn viên Hoài An đã tâm sự: – Tôi tham gia lớp học Đối tượng Đảng trước hết vì muốn noi theo truyền thống gia đình, ba mẹ đều là đảng viên, riêng ba tôi có hơn 60 năm tuổi Đảng. . . Bản thân khi trưởng thành cũng nhận thức được rằng cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân ngày nay được nâng cao, được ấm no, hạnh phúc là do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta và của Bác Hồ kính yêu. Tôi được bình yên, tự do theo đuổi nghề nghiệp của mình, làm được những gì mình hằng ước mong, ấp ủ… Tôi đang được sống trong một xã hội công bằng, bình đẳng, chan chứa tình người. Từ ý nghĩ đó, tôi muốn được đứng vào hàng ngũ của những người tiên phong để có thể cống hiến sức mình dựng xây đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Ngoài ra, với nghề nghiệp của mình, qua khóa học này, tôi muốn được bồi dưỡng thêm kiến thức để hiểu rõ hơn đường lối chính sách của Đảng đối với văn nghệ sĩ nói riêng và nền văn học – nghệ thuật nước nhà nói chung để có thể kêu gọi, giải thích, hướng dẫn rõ ràng hơn, đúng đắn hơn cho các đồng nghiệp, giúp họ có thêm niềm tin và nghị lực cống hiến hết sức mình cho sự phát triển chung của đất nước.

Còn nhạc sĩ, nhà thơ, diễn viên, đạo diễn Nhật Minh thì giải thích:

– Khi biết tôi tham gia vào lớp Đối tượng Đảng, một người bạn nói: “Mày đang nghĩ gì thế Minh?”. Tôi nghĩ, đó là việc làm khiến tôi tâm đắc và rất hồn nhiên, không gượng ép chút nào cả. Trong thâm tâm, tôi cũng không cố “tìm” từ tổ chức Đảng “một cái gì đó “. Tôi giống như cái bánh ngon, đẹp nhưng không có nhân”. Có “nhân” sẽ khiến tôi có giá trị hơn và nếu có “nhân ngon” thì giá trị của tôi càng tăng. Trong trường hợp này, “nhân” chính là mái nhà Xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thêm nữa, qua quá trình học tập, tôi thấy Bác đúng là vĩ nhân của thế giới. Tôi ngưỡng mộ lối sống đời thường, sự sâu sắc và rất mực tài giỏi của Bác. Đó cũng chính là “hương sắc” mà mọi người đều nhìn thấy.

So sánh rồi cảm nhận chung, bản thân độc giả dự tính bình luận thế nào?

Qua nghiên cứu, lời khuyên đưa ra rõ ràng và ngắn gọn chỉ thế này thôi: nếu muốn mọi người tin mình, hãy viết và nói cụ thể, xác thực.

Tồn tại rất nhiều kiểu dạng, đường hướng ngôn ngữ có thể truyền thông sự thật; chẳng hạn, vài ba sự kiện vững vàng sau đây.

  • Mọi người thường hay thích đánh giá rằng, càng chi tiết thì có nghĩa là ai đó đang kể cho mình nghe sự thật,
  • Chúng ta nhận thấy các câu chuyện càng sống động càng đúng sự thật hơn,
  • Thậm chí, chúng ta nghĩ là càng nhiều chứng cứ thô ráp sẽ làm cho các sự kiện không chắc thực càng dễ thành ra đúng đắn hơn.

Những điều trên đều bao chứa, dặm vào màu sắc hoặc chi tiết phụ trợ. Song nếu mình chẳng có thêm chi tiết nào; sẽ sao đây, nếu mình muốn tăng giá cho tính đáng tin cậy mà không cần nhọc công chèn đếm sự kiện?

Lần nữa, chỉ dẫn đã chờ sẵn rồi: càng cụ thể, xác thực là đủ đạt yêu cầu; khỏi phải giải thích kỹ càng, phỏng ạ?

Hai tác giả của công trình dẫn nguồn Hansen và Wänke lập luận tại sao sự cụ thể, xác thực (concreteness) lại đề xuất, khẳng định sự thật.

  • Tâm trí chúng ta xử lý các phát ngôn cụ thể hết sức nhanh chóng, tiếp đến chúng ta tự động nối kết ngay liền và dễ dàng với sự thật.
  • Chúng ta chẳng chút khó khăn trong việc tạo ra bức tranh tâm thần về những phát ngôn cụ thể. Khi điều gì đó dễ hình dung hơn, nó càng dễ hồi tưởng, ghi nhớ và do vậy, càng dễ trở nên thực đúng hẳn.
  • Cũng thế, khi điều gì đó có thể mô tả thật sinh động thì nó càng hợp lý và bởi thế mà càng đáng được tin cậy.

Chốt một câu, nói và viết thật chân chất, thuần nhất, tuyệt không chút mơ hồ tất sẽ khiến người ta càng dễ nghĩ nó thật hơn.

*******************************************************************

Giờ là lúc chuyển sang bàn về ‘tính cách tốt‘.

Đọc bài báo đăng tải trên trang điện tử ĐCSVN, độc giả ít nhiều bất ngờ trước sự hiện diện trở lại của lối tuyên truyền về tính cách tốt.

Riêng anh Phan Hoài Đức, chủ nhiệm phim, người hai lần được học lớp Đối tượng Đảng phân trần:

– Khi tôi còn công tác ở Đài truyền hình, tôi cứ nghĩ một người yêu nước, một công dân tốt… như thế là đủ. Vậy thì có lý do gì phải vào Đảng? Cho nên khi tham gia lớp học cảm tình Đảng, tôi không quan tâm lắm và tự thấy mình không có động cơ tích cực. Nhưng khi kết thúc làm việc ở Đài, và hoạt động cá nhân, tôi mới thấy rằng những quan niệm trước đây là không chính xác.

Năm nay tôi 58 tuổi, trong vòng 2 năm nữa, tôi sẽ đến tuổi nghỉ hưu. Tôi tự hỏi không biết mình có còn cơ hội nào để phấn đấu vào Đảng nữa hay không? Vậy không ngờ tôi được động viên tham gia vào lớp học Đối tượng Đảng lần thứ 2. Giờ đây có thể nói kiến thức về Đảng của tôi đã nâng lên rất khá. Tôi thực sự mong muốn cống hiến hết sức mình trong quãng thời gian còn lại.

Tác giả ý tưởng đánh thức suy tư Reeves bảo rằng, tính cách tốt được cấu thành bởi 3 phần: “cảm nhận về tính hành động của cá nhân, hoặc việc tự định hướng bản thân; chấp nhận gánh chịu trách nhiệm; và điều chỉnh hiệu quả những cảm xúc riêng tư, nhất là khả năng chống kháng sự cám dỗ hay chí ít trì hoãn, không chiều theo ngay nỗi niềm được ban thưởng, khoái sướng.”

Ba thành phần của tính cách tốt mà Reeves mô tả khá giống với cách tiếp cận của nhà tâm lý.

Đầu tiên, cái gọi là “độ hiệu dụng tự thân” (self-efficacy)– niềm tin vào khả năng riêng có đủ sức đạt được điều gì đó; rất nhiều bằng chứng cho thấy tầm quan trọng của niềm tin tự thân này trong việc thành tựu.

Khía cạnh thứ hai “chịu trách nhiệm với những hành động mình làm” thì dễ tuyên bố nhưng để thực tập lại khổ cực lắm trước những tác động của trạng thái mâu thuẫn, đối nghịch trong nhận thức (cognitive-dissonance). Về mặt tâm lý, thậm nguy nan, khó nhằn cho chúng ta để công nhận mình đang hành xử sai lầm hoặc tạo tác những quyết định tồi tệ (tham khảo ‘những lỗi lầm hiện hình chẳng phải do tôi‘).

Phần thứ ba của tính cách tốt cũng được các nhà tâm lý học thấu hiểu thông qua hàng lọat phát hiện về vai trò cốt yếu để thành công của việc kỷ luật bản thân (self-discipline) và tự mình điều chỉnh (self-regulation), thậm chí nó còn quan trọng hơn cả sự thông minh.

Nội dung bài báo “Vào Đảng để làm gì?” vô hình trung tỏ bày xa gần ý tưởng tương hợp– như Reeves chỉ ra– khái niệm của cái gọi là ‘tính cách tốt’ mang hơi hướng đích thị chính trị [bởi luận điệu (chắc chắn không hề lộ diện) rằng, tính cách xấu xa tạo nên nghèo túng, yếu hèn và vì bằng chứng xác thực cho thấy nghèo túng, yếu hèn có nguyên nhân từ tính cách xấu xa].

Thật cay nghiệt nếu tin là con người không thể thay đổi. Song giả sử mình công nhận con người có thể đổi thay và trở nên những tính cách tốt hơn thì bắt buộc phải thấy được tầm quan trọng vô cùng của tính cách tốt rồi thiết yếu cần đặt để các chính sách đúng đắn, phù hợp sao cho nuôi dưỡng thế hệ kế thừa mai này sẽ hoàn thành trọn vẹn lý tưởng ấy.

Mong mỏi (xin đừng khiến nhau mau oải) lắm thay!

@ Cập nhật [17.7.2011] Mạc Can: “Tui bất ngờ khi thành cảm tình Đảng”

Học xong rồi, chú thấy mình có gì thay đổi hay không?

+ Cũng có chớ. Học xong thì phải thử thách một năm để Đảng coi mình sống ra sao. Ít ra trong một năm đó mình cũng phải sống hết sức nghiêm túc, để ý hơn trước. Mà học xong rồi khi đi diễn mình cũng có ý thức hơn. Dù không làm được chuyện gì to tát nhưng mình biết là khi mình diễn cho khán giả thì nên thế nào, đặc biệt là phải nề nếp hơn với các cháu thiếu nhi. Khi mình diễn, mình phải nói cho các cháu hiểu những điều mình đã học, chẳng hạn không phải tự nhiên mà hôm nay các cháu được sống cuộc đời thanh bình…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top