J. Soi (25): Tiềm năng gây hại cho bản thân khi bàn cãi, chê bai người khác

Buôn dưa ý muốn đẩy đưa quá buồn...
Buôn dưa là muốn đẩy đưa quá buồn…

Luôn dễ dàng cảm thấy bất mãn, phê phán, nổi nóng và tức giận trong những ngày này. Thật quá chừng hữu lý để chỉ ra la liệt cái sai, vô số biểu hiện thiếu trách nhiệm và thái độ mặc kệ ghê gớm đủ kiến tạo nên một cái gì cực kỳ khó chịu, bực bội chứa chất ngay trong cách thức góp ý, trao đổi giữa các thành viên thuộc nội bộ quần chúng nhân dân.

Buôn dưa còn vì quá buồn, hết sức bất an. Do vậy, lắm lúc chẳng thèm lưu tâm tới hậu quả những gì phát ngôn; thường nói ra chỉ vì khí vị quen xả bỏ, tuôn trào thôi.

Cho dù không nhất thiết phải thiệt đoan chính hay bám đầy hằn học, buôn dưa sẽ mang chứa giá trị nội tại tốt hoặc xấu phụ thuộc vào cách thức nó được khởi tạo: suy cho cùng, đích thị thể hiện mối quan tâm cuộc sống (những) người khác.

Về mặt tâm lý học, quan tâm là thứ cảm xúc hợp trội, nổi lên khi chúng ta tình cờ phát hiện điều gì đó là không thích đáng, nằm ngoài sức mong đợi và phức tạp khiến mình tin rằng có thể đương đầu cũng như hiểu biết ở một mức độ nào đó.

Liên quan đến các nhân vật nổi tiếng, khái niệm này cơ chừng cho thấy khi các vị đấy hành xử theo một phương thức bất ngờ, gây ngạc nhiên thì chúng ta nảy sinh câu hỏi: “Tại sao họ lại làm như thế?” rồi tin liền là mình có cơ hội trả lời cho vấn nạn giời ơi đất hỡi ấy.

Song câu chuyện đàm tiếu, bàn cãi, phản biện, tranh luận dù có cả yếu tố tích cực lẫn tệ hại thì mình đâu khó mê mải, dính mắc đến độ đánh mất khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân.

Rốt ráo, dưới góc độ cá nhân, tự nhủ thay vì bị tâm trí dẫn dụ phóng túng tùm lum, bao giờ mình nhận chân thấu đáo rằng việc quan trọng nhất là hiểu biết thực tại.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top