J. Soi (28): Năm, mười, mười lăm, hai mươi, …

'Bất kỳ khoảng thời gian nào cũng đủ cho một việc gì đó'.
‘Bất kỳ khoảng thời gian nào cũng đủ cho một việc gì đó’.

Bí quyết quản lý thời gian nào ngờ đem lại các con số thống kê ấn tượng:

Nếu 5 ngày một tuần, triển khai trong 50 tuần, ta sắp xếp cho thật hợp lý:

  • 5 phút từ sinh hoạt buổi sáng
  • 10 phút từ việc bố trí để bắt tay vào việc
  • 5 phút của cuộc trao đổi tào lao và những trò tiêu khiển
  • và sự giảm thiểu hàng ngày 10 phút cho các buổi trưa và dịp nghỉ giữa buổi…

thì chúng ta sẽ tích lũy được 125 giờ trong một năm; tức tương đương 3 tuần 40 giờ được dùng để làm bất cứ điều gì mình muốn, và mình có thể tự hỏi về cái thời gian bớt lại 30 phút xem vô tuyến truyền hình mỗi ngày đấy!

Tôi không rõ lần cuối cùng bạn cảm thấy thiếu thốn thời gian để làm việc là khi nào (dù còn bé tí ta vẫn có thể tri nhận được liền), chứ riêng với các cụ ông tái hôn thì e là bậc lão niên, trưởng thượng đã hóa giải khá thành công cái miếng da lừa cứ ngày một co lại ấy, tranh thủ tận dụng cơ hội trờ tới không cho nó thoát, và biết chắc chắn rằng chúng ta phải thay đổi cách thức mình sử dụng năm tháng hiện diện trên đời.

Dĩ nhiên, bài này không loăng quăng tán gẫu đủ trò trên trời dưới đất mà chỉ nhắm vào mục tiêu sáng giá hết sức cao cả là chỉ ra tại sao người ta hay lo lắng cho hậu quả khi tái hôn lần thứ hai, thứ ba, thứ tư,… với đối tượng đã sắp về chiều.

Sự tăng lên tính độc lập giữa các giới được cho là một trong các lý do để người ta ngày càng rơi vào việc ly dị trong cuộc hôn nhân đầu tiên ở mấy thập niên gần đây.

Phụ nữ tăng sự độc lập hơn về mặt tài chính, còn cánh đàn ông thì dần biết xoay sở ổn thỏa mọi chuyện trong nhà. Khi các vai trò này bị bẻ gãy, mỗi giới tự thân thấy trở nên đủ đầy hơn ở cả hai lĩnh vực. Các cá nhân này lúc tiến tới cuộc hôn nhân thứ hai, thứ ba thì họ dễ cảm thấy một trách nhiệm rõ ràng đặng bảo vệ chính mình cả về mặt cảm xúc lẫn tài chính.

Điều này đủ để tin ít nhiều rằng càng tích đầy tiện lợi cái tôi với tuổi tác thì nó càng gây tác động ghê gớm cho cuộc hôn nhân thứ hai, thứ ba, thậm chí, nhiều hơn hẳn so với cuộc hôn nhân thứ nhất.

Tuy thế, cơ chừng yếu tố cốt lõi tác động đến sự tan vỡ của các cuộc hôn nhân thứ hai, thứ ba là sự lơi lỏng, thôi còn dính kết chặt chẽ như trước để khiến hai người gắn bó bên nhau: trẻ em, gia đình.

Các mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái có thể là nguồn xung đột trong một số cuộc hôn nhân, song tựu trung trẻ em giữ vai trò như yếu tố bình ổn, điều hòa hôn nhân và khi trẻ em vắng mặt thì dễ về ngả va chạm do các cơn bão nho nhỏ.

Bởi vì đa phần trẻ em sinh ra trong các cặp vợ chồng cưới xin suốt cuộc hôn nhân đầu tiên, hầu hết các cặp trong hôn nhân lần thứ hai không có con đặng ràng buộc nhau. Ngược lại, không có trách nhiệm chia sẻ vì con cái hàm nghĩa rằng sẽ dễ dàng hơn để rời bỏ khi người ta trải qua một vụ gá gay go. Có lẽ, ‘vì con cái’ không còn là lý do đủ khiến duy trì tiếp tục, dù nó có thể đôi khi cứu nguy cho một mối quan hệ.

Song không giống với các cuộc hôn nhân lần thứ hai giữa độ tuổi trẻ hoặc trung niên, các cuộc hôn nhân lần thứ hai khi người ta nhiều tuổi hơn không thường kết thúc, đứt gánh nửa đường do bởi sự bất mãn về con cái hoặc tiền bạc. Các vấn đề gây tranh cãi này ở các cặp lớn tuổi thường được giải quyết rất trực tiếp bởi con cái họ trưởng thành, hơn là tranh cãi giữa cặp đôi với nhau.

Các vấn đề khác có thể xảy đến bao gồm cả mối quan hệ bạn bè quen biết lâu dài. Giống việc con cái lớn lên, bạn bè có thể tạo xung đột chính thức làm giảm thiểu mức độ thân mật hoặc họ không ưa tính cách người mới; ông, bà, anh, cô kia có thể không thích bị vây quanh bởi những người bạn bè cũ…

Quả là có nhiều thách thức và thay đổi; chuyện nhỏ đối với người này song lại quá chừng hệ trọng đối với kẻ kia.

Nhìn chung, cơ chừng các mối quan hệ trở nên lộn xộn, rối rắm và phức tạp với các cuộc hôn nhân về sau, khi ngày càng nhiều các cá nhân tham gia vào mô hình gia đình mở rộng. Ở cấp độ đời thường, duy trì các mối quan hệ ấy không hề dễ dàng chút nào và hậu quả thường tạo nên nhiều thù hận ngấm ngầm.

Dĩ nhiên, có nhiều người học hỏi các bài học hữu ích từ lần ly dị đầu tiên và bước sang một cuộc hôn nhân hạnh phúc, lâu bền. Song các dữ liệu và sự kiện khẳng định ngày càng khó khăn hơn gấp bội để tiếp tục bước trên đường khi mình tiến tới một cuộc hôn nhân kế tiếp. Điều này được phản ánh trong các thống kê về con số ly dị và khủng hoảng hôn nhân gần đây.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top