Hà Nội vào mùa lá rụng; trên các vỉa hè, lá cuốn nhau về đâu chẳng rõ hoặc rời rã lăn theo hướng gió thổi, mặc kệ sự đời có không hết kiếp…
Đã vào hè, trời oi, thú dắt díu bầu đoàn thê tử ra trước Lăng hóng mát trở thành thói quen định hình truyền thống của không ít thế hệ gia đình sống tại Thủ đô.
Gần 10 năm, giờ mới lần đầu chứng kiến cảnh hạ cờ diễn ra tầm 5 phút, bạn tâm giao bảo khác so với mọi năm cả về thời gian thực hiện lẫn số lượng quân nhân diễu hành; nghe hai bác tuổi mới ngoài 50 đứng kế bên cứ trầm trồ rõ to ‘nghiêm túc đến thế là cùng’ mà sực nghĩ, dân ta sao hiền lành, chân chất thế.
Đang lắc rắc mưa rơi. Bài báo mới đọc khiến mình liên tưởng tới câu hỏi chợt nảy nòi: Liệu chính quyền có khiến bạn hạnh phúc?
Đây là cách tiếp cận khác trước về chính sách xã hội: các chương trình chính quyền tạo ra đã đem lại lợi lạc trực tiếp các mức độ hạnh phúc cho công dân–kiểu như những đường dành riêng để đạp xe và trung tâm giải trí– hơn là nâng cao phúc lợi một cách gián tiếp thông qua chính sách kinh tế.
Do hầu hết các ‘chỉ số dự báo’ hạnh phúc là dữ liệu thuộc kinh tế học– tỷ dụ, thu nhập hàng năm của một gia đình– nên cách tiếp cận mới này thể hiện sự chuyển đổi rõ ràng sang những ưu tiên liên quan tới phương thức chúng ta nhìn nhận về lợi lạc riêng của bản thân.
Miên man chưa dứt về kết quả nghiên cứu các kiểu lãnh đạo hiệu quả nhờ phỏng vấn chuyên gia nguồn nhân lực.
Theo đó, khi đề nghị xác định tầm quan trọng của các kỹ năng lãnh đạo khác nhau đảm bảo thành công, 90% cho biết truyền thông là thiết yếu nhất, tiếp đến là xử lý việc chuyển đổi (52%), quản lý con người (48,2%), đặt để mục tiêu (37,5%), giải quyết vấn đề (30,3%) và điều hành dự án (12%).
Như thế, người ta nhận ra tầm quan trọng của sự phản ánh và phát triển các mối quan hệ vững chắc, rồi khai mở căn bản quan điểm về lãnh đạo vượt trên việc ra quyết định.
Ôi, loay hoay quanh quẩn đất nước tôi…