Việc thiện nguyện, lòng từ bi, sự giàu nghèo và năng lực sáng tạo

Một cách phát biểu về việc làm từ thiện đáng chú ý chí ít, vì sự rõ ràng và thẳng thắn trong quan điểm thể hiện.

Quan điểm của Mỹ Tâm về việc làm từ thiện là khuyến khích tất cả mọi người cùng tham gia cho dù có thể vì thương cảm, hay là để đánh bóng tên tuổi, hay vì gì đi nữa thì cũng vẫn nên khuyến khích. “Việc làm từ thiện bằng bất cứ lý do nào (kể cả là để đánh bóng tên tuổi) nhưng nếu bạn đã hành động hướng đến cộng đồng, hướng đến những người khó khăn, giúp đỡ được họ một phần nào đó thì vẫn hơn là đi đánh bóng tên tuổi bằng những việc khác”, ca sĩ tóc nâu nói.

Tôi dẫn lời trên còn vì muốn đề cập tới động cơ. Nghiên cứu chỉ ra, tình nguyện nhằm muốn giúp đỡ tha nhân có thể làm cho sức khỏe của đối tượng tốt hơn. Và như đã biết từ trước đó trong thực tiễn đời sống, rất nhiều người đổ tiền bạc, tiền của, cúng dường đủ thứ này nọ mà vẫn khó tránh khỏi tai ương, gặp vận hạn như thường.

Một lần nữa, cần thấu hiểu cái tâm và sống thật lòng mình.

Tại sao chúng ta muốn giúp đỡ? Bởi vì sự từ thiện của nhân loại dựa trên nền tảng hết sức cơ bản là những cảm nhận từ bi, thương xót (compassionate feelings) chứ không phải vào các thứ tính toán vị lợi, hữu lý.

Các tìm tòi, phát hiện của giới học thuật phương Tây vô hình trung, củng cố thêm điều vốn khá giản dị hiển nhiên được thừa nhận bấy lâu trong dân gian: người nghèo, chứ không phải kẻ giàu, thường hay làm từ thiện; càng ít sung túc thì càng dễ đồng cảm và nhiều ước muốn gửi cho tới người túng thiếu.

Có lẽ, đây chính là cội nguồn biện giải tại sao việc làm hài lòng thiên hạ lại tuân theo nghịch lý: càng ít thì càng nhiều, góp phần tạo nên sự độc đáo, mà Steve Jobs là thí dụ với những sản phẩm thương mại hình thành từ quan niệm ấn tượng này.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top