Nếu có cái nhìn sát sườn vào sự căng thẳng tinh thần (stress), mình sẽ phát hiện ra việc không hề chú ý đến và chẳng chịu soát xét chút chi chính là thủ phạm, và do vậy, tỉnh thức (mindfulness) chính là giải pháp.
Mấy chục năm nay, thiên hạ nghiên cứu tỉnh thức đa phần đều không thiền định (meditation). Bất luận tỉnh thức đạt được thế nào, cái kết cục rốt ráo đều căn bản giống như nhau.
Với viễn tượng phương Đông, tỉnh thức sinh thành trái quả là từ thiền định, một thực hành quan trọng. Tỉnh thức như người ta nghiên cứu nó, tuy thế, chỉ đạt được mà không cần thiền định.
Tỉnh thức theo đó, là tiến trình đơn giản của sự chú tâm tới những điều mới mẻ. Khi chúng ta chú tâm tới những điều mới mẻ về con người hoặc ý tưởng mà chúng ta nghĩ mình biết, chúng ta dần nhận ra rằng chúng ta không thực sự biết chúng như mình tưởng vậy, và chúng trở nên thú vị lần nữa trong hiện tại.
Mọi thứ luôn luôn thay đổi và trông khác biệt từ những viễn tượng không giống nhau. Khi sự bất định là nguyên lý, khi chúng ta nghĩ mình biết, sự thiếu để tâm là gánh nặng buộc phải trả giá. Hành động thuần túy chú tâm đang dấn tới và làm tỏ lộ rằng các sự kiện không phải là nguyên nhân gây nên stress.
Chính quan điểm thiếu chú tâm, hờ hững về sự kiện mới dẫn tới stress. Trạng thái căng thẳng tinh thần này bao gồm hai suy tư: đầu tiên, một sự kiện sẽ xảy đến, và thứ hai, khi nó diễn ra thì thật đáng kinh sợ.
Nếu chúng ta xem xét các lý do nó cơ chừng không xuất hiện và nó cũng có thể ẩn chứa cả lợi lạc đi kèm nữa thì stress sẽ bị thu nhỏ, giảm đi. Có rất nhiều lợi lạc với đa phần mọi thứ mà lúc đầu chúng ta nghĩ là tiêu cực.
Thực nghiệm chứng tỏ, nếu nhận thức như vậy, người ta sẽ ít bị stress, hạn chế dùng thuốc giảm đau và rời bệnh viện sớm hơn những ai trong nhóm đối chứng không được dạy tỉnh thức.
Việc dạy kiểu dạng tỉnh thức tương tự làm tăng hạnh phúc, tính hiệu quả trong các quan hệ cá nhân, liên nhân cách và nghề nghiệp, người ta bớt hẳn thói quen đánh giá, trí nhớ và chú ý được cải thiện, sự kiệt sức hiếm xảy ra, và nâng cao tuổi thọ.
Mỗi một những điều vừa nêu dính dáng với stress. Khi bị stress, từng hệ thống trong cơ thể ta dần thỏa hiệp, và chúng ta dễ bị tổn thương và đau ốm hơn. Khi cảm thấy công việc ở sở làm hoặc vụ việc tiến hành ở nhà kém hiệu quả, chúng ta càng dễ bị stress. Khi bị stress, chúng ta thường cảm thấy thật khó khăn vô cùng để tập trung chú ý và ghi nhớ rõ ràng mọi thứ. Khi cảm thấy kiệt sức, công việc chẳng triển khai tốt đẹp được và chúng ta stress, và cứ thế…
Tỉnh thức khiến đổi chiều những điều vừa nêu. (Dĩ nhiên, tỉnh thức còn giúp chúng ta trở nên hấp dẫn và tạo nên uy tín, và do đó là nhà quản lý và lãnh đạo hiệu quả hơn, song đó là chủ đề cần được chia sẻ vào lúc khác).
Có rất nhiều sự kiện chính yếu dễ tạo nên stress, như mất một người mà mình yêu thương, bị hiếp dâm hoặc sống trong vùng đất xảy ra chiến sự, thiên tai khủng khiếp. Song với hầu hết mọi người, stress hình thành từ những điều rắc rối trong đời sống hàng ngày. Không hề có bất kỳ sự phát tán lớn lao nào thuộc bản thân sự vụ để tự nó mang tính stress. Nhờ vượt thắng những rắc rối, phiền muộn đời thường mỗi ngày mà chúng ta có thể kiểm soát hết thảy.
Lần nữa, sự kiện không tạo nên stress. Một cái nhìn tiêu cực về sự kiện gây ra stress. Mở rộng tâm trí mình hướng tới một quan điểm thay thế khác trước, chúng ta có thể phát hiện thấy rằng nhiều nhiều những “bi kịch” kiểu vậy chỉ là những phiền phức, khó chịu mà thôi.
Bi kịch hoặc phiền phức đều tự khởi lên từ mình nên cần nhận diện và quản lý tâm trí để chúng tự tiêu diệt ngay trong lòng mình.