Hạnh phúc được xem là thành phần chủ quan của trạng thái thân tâm thường an lạc (well-being), và là loại suy nghĩ đặc thù dẫn dắt tới các thành tựu tích cực.
Song, theo kết quả nghiên cứu mới đây thì hạnh phúc không luôn đem lại sự khoái sướng (pleasure) như lâu nay ta vẫn nghĩ về nó.
Bài tổng thuật đăng trên Perspectives on Psychological Science chỉ ra các kịch bản trình bày hạnh phúc không phải là điều tốt đẹp.
Các tác giả khẳng định, không phải mọi kiểu dạng và mức độ hạnh phúc đều như nhau, rằng việc theo đuổi hạnh phúc (pursuit of happiness) thực sự dễ khiến người ta cảm thấy tồi tệ hơn là tốt hơn lên.
Thực tế, đặt để một mục tiêu đạt được hạnh phúc trong ngắn hạn thì thường gây ra bất hạnh và trầm cảm. Khi nhắm tìm, mong cầu hạnh phúc, nên đặt các kỳ vọng thấp thôi.
Các tác giả cũng nói rằng, quá nhiều hạnh phúc thì không lành mạnh (is not healthy). Người hạnh phúc quá độ (extremely happiness) thường khó suy nghĩ mang tính sáng tạo và dễ gặp nhiều nguy cơ hơn, so với đối tượng kém hạnh phúc.
Một ví dụ cực đoan minh họa hành vi này là bằng chứng ở người hưng cảm (mania); các bệnh nhân mắc rối loạn này thường lạm dụng thuốc, tiêu xài tiền bạc khủng khiếp, quăng hết vào sòng bài mọi khoản dành dụm, hoặc cố tìm tới các cơn run rẩy thể xác hoặc chấn động tâm lý…
Ngay cả người không mắc rối loạn tâm thần nào thì nhiều hạnh phúc quá cũng có thể che mờ khả năng đánh giá, nhìn nhận và khiến họ trở nên hành động bất cẩn.
Hạnh phúc thiếu thích đáng (inappropriate happiness) là điểm yếu khác của trạng thái hạnh phúc. Nếu trải nghiệm quá nhiều các cảm xúc tích cực, người ta sẽ không cảm nhận được các thứ tiêu cực như sợ hãi (fear) và tội lỗi (guilt). Các cảm xúc này giữ cân bằng cho trạng thái đủ đầy về mặt cảm xúc, hạn chế suy tư và hành động.
Nhiều yếu tố tác động tới hạnh phúc. Các nét tính cách (personality traits), di truyền và biến số văn hóa này nọ bức chế giá trị kiến tạo nên hạnh phúc và cách thức để đạt được nó.
Do vậy, mỗi cá nhân phải tự quyết định điều gì sẽ khiến anh ta hạnh phúc cũng như cần đầu tư giá trị cho hạnh phúc ấy như thế nào.
Nghiên cứu trước đây chứng tỏ, người quá hạnh phúc thường hay dễ dãi và cởi mở vô lối hơn, so với đối tượng hạnh phúc vừa phải hoặc bất hạnh; người hạnh phúc quá cũng có nhiều mối quan hệ xã hội so với các đối tượng khác.
Tuy thế, những người quá nhiều hạnh phúc này không tập thể dục hay tham gia các hoạt động tôn giáo, tâm linh gì, nếu không họ lại trải nghiệm nhiều sự kiện tích cực trong đời hơn so với đối tượng kém may mắn. Như lời của các tác giả, không có bí mật nào để có hạnh phúc.
Dĩ nhiên, tất cả những lập luận trên không hề ám chỉ rằng hạnh phúc là điều tồi tệ.
Hạnh phúc điều chỉnh, làm dễ dàng hơn sự sắp đặt và giành được các mục tiêu, thắt chặt hơn các quan hệ xã hội, và nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tâm lý con người.
Đáng lưu tâm, quan trọng là điều độ. Hạnh phúc không luôn luôn là cảm xúc đúng thực cho mỗi một tình huống hoặc bối cảnh.
Việc trải nghiệm và nhận thức về tầm họat động của các cảm xúc lành mạnh, rốt cuộc, dẫn tới một trạng thái thân tâm an lạc tốt đẹp hơn hẳn– so với cảm nhận cứ hồn nhiên hạnh phúc vào mọi lúc.