Thái độ bị bêu xấu, cảm thấy nhục nhã và hiện trạng nhu cầu tìm kiếm trị liệu khi mắc các rối loạn tâm thần

Cảm thấy nhục nhã, bị bêu xấu (stigmatization) khi mắc các rối loạn tâm thần thực chất gây giảm sút chất lượng sống, khiến người ta bỏ qua nhiều cơ hội, và làm mất khả năng độc lập ở cá nhân đối tượng này.

Một nghiên cứu mới còn cho thấy, cảm nhận bị bêu xấu như thế cũng ảnh hưởng tới việc người ta quyết định chính mình có nên tìm kiếm và thời điểm cần nhờ sự trợ giúp chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Điều tra trên diện rộng ở Phần Lan đã lượng giá thái độ bị bêu xấu về bệnh tâm thần và việc sử dụng các dịch vụ sức khỏe tâm thần.

Nghiên cứu dùng bảng hỏi để tìm hiểu niềm tin của người tham gia về bệnh tâm thần. Họ được đề nghị đáp ứng “có” hoặc “không” trước các tuyên bố khác nhau, tỷ như “Trầm cảm là dấu hiệu của sự thất bại”, “Các trục trặc liên quan sức khỏe tâm thần biểu hiện cho tính yếu đuối và nhạy cảm quá”, và “Trầm cảm không phải là một rối loạn đích thực.”

Các câu hỏi khác phản ánh ao ước của người tham gia cuộc điều tra không bị ngăn cách xã hội, kể cả thái độ đối với việc dùng thuốc chống trầm cảm. Đối tượng tham gia còn thuật lại những trải nghiệm riêng khi mắc trầm cảm. Gần 5.200 người trong độ tuổi 15- 80 đã hoàn tất cuộc điều tra này.

Bị bêu xấu, nhục nhã là khái niệm phức tạp mà thường thì nó có thể được xếp vào ba dạng: tri nhận về việc bị bêu xấu công khai (niềm tin nói chung ở người mắc rối loạn tâm thần cảm thấy bị xã hội bêu xấu), bị bêu xấu cá nhân (niềm tin cá nhân về bệnh tâm thần), và tự mình bêu xấu bản thân (quan điểm cá nhân về bệnh tâm thần của anh, chị ta). Các thái độ và niềm tin này gắn kết chặt chẽ với hiểu biết và sự giáo dục của người ta về sức khỏe tâm thần, việc điều trị và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Nhìn chung, người mắc trầm cảm cho thấy sự khoan dung, chịu đựng nhiều hơn về mặt xã hội về bệnh tâm thần và cũng lưu giữ niềm tin tích cực hơn trong việc dùng thuốc chống trầm cảm– so với người không mắc trầm cảm. Người mắc trầm cảm càng nặng thì càng dễ tìm kiếm trợ giúp chăm sóc– so với các trường hợp mắc trầm cảm nhẹ và trung bình thôi. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thái độ bị bêu xấu không ngăn chặn hành vi kiếm tìm sự trợ giúp trong số đối tượng mắc trầm cảm, nhưng mắc trầm cảm phải quá nghiêm trọng đến độ cần vượt qua luôn cả sự bêu xấu của xã hội lẫn thái độ tự mình cảm thấy nhục nhã.

Tại các quốc gia công nghiệp hóa, chỉ 1/3 người mắc trầm cảm điển hình truy cầu sự trợ giúp, và nhiều người đã hết sức vội vã từ bỏ việc điều trị. Các yếu tố như tuổi tác, giới, giáo dục, thu nhập, bảo hiểm, và sự phù hợp của các loại hình dịch vụ có tác động tới quyết định tìm kiếm điều trị, song các phẩm chất này không giải thích đầy đủ thái độ kiếm tìm việc điều trị.  Chi phí và lợi ích của việc điều trị tác động tới quyết định này, và bị bêu xấu là thứ phí tổn đáng kể đối với nhiều người.

Cảm thấy nhục nhã không liên quan duy mỗi trầm cảm mà còn được tìm thấy ở nhiều cộng đồng dân số và các chẩn đoán khác: người trẻ và người già, quân nhân và dân sự, nông thôn và thành thị, thậm chí ở chính cả đối tượng hành nghề chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Giống bệnh tâm thần, sự bêu xấu, cảm thấy nhục nhã không hề có biểu hiện phân biệt đối xử. Các nỗ lực đa chiều kích có thể cần thiết tiến hành nhằm lướt thắng được thái độ bị bêu xấu khi mắc bệnh tâm thần; bao gồm, những thay đổi trong ban hành pháp luật, sửa đổi cách giới truyền thông mô tả về bệnh tâm thần, không thể không chú ý tới những chương trình điều trị tại nhà, và cải thiện việc giáo dục rộng rãi.

Tin tốt lành tỏ lộ trong nghiên cứu hiện nay là sự bêu xấu, cảm thấy nhục nhã không cản người mắc bệnh trầm cảm tìm kiếm phương thức trị liệu.

Những sự vụ làm nản lòng, tuy vậy, chính là việc bệnh tật đã trở nên nghiêm trọng trước khi đối tượng kiếm tìm sự trợ giúp.

Thực tế, không ai đợi cho tới lúc căn bệnh ung thư hoặc tim mạch biến chứng “nguy hiểm tính mạng” thì mới bắt đầu nhờ chữa chạy hoặc bắt đầu điều trị.

Tự hỏi, khi nào thì bệnh tâm thần cũng được nhìn nhận theo cách thức tương tự đây?

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top