Yêu, nghiện– thần tiên và con điên mãi còn ám ảnh, ưu phiền…

Khi người đầu tiên xuất hiện trên mặt đất, việc truy cầu tình yêu đã trở thành mối bận tâm khôn nguôi và nỗi thất bại luôn là nguồn của những sự kiện bi kịch đớn đau nhất, bao gồm tự sát, giết chết, thậm chí gây tạo nên cả những cuộc chiến tranh tàn bạo.

Hơn nữa, những vụ chia tay dễ được xem như bị trục trặc, hỏng hóc và hứa hẹn tương lai cô độc, rồi chúng còn để lại bao hậu quả nghiêm trọng như trầm cảm và sợ hãi. Bị từ chối tình yêu, thực tế, quá khủng khiếp và thiên hạ thường so sánh nó với việc cai (withdrawal) trong các vụ lạm dụng chất gây nghiện.

Các đặc tính của tình yêu lãng mạn (romantic love) khiến nó tương tự một loại nghiện (addiction) là: tâm trạng dao động bất ổn, ám ảnh, phụ thuộc cảm xúc, mất khả năng tự kiểm soát bản thân và một số mẫu hình hành vi nguy hiểm đầy tiềm năng khác.

Theo TS. Helen Fisher– chuyên gia thượng thặng về tình yêu và bộ não– thì cơn nghiện này có thể phá hoại ghê gớm khi đối tượng yêu đang thu mình, rút lui— biểu hiện đa phần rất giống cách thức hay xảy đến khi các con nghiện quyết định ngưng sử dụng thuốc.

Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Neurophysiology gắng khẳng định rằng những gì diễn tiến trong bộ não sau một cuộc chia tay cực kỳ tương tự ở con nghiện đang trong giai đoạn cai. Họ phát hiện thấy, có những điểm trùng khớp đáng kinh ngạc khi so sánh hình ảnh chụp cắt não bộ của những người đang trải qua cuộc chia tay với các đối tượng vẫn vật vã do thiếu cocaine.

Nhóm khoa học gia của nghiên cứu vừa nêu tin là các phát hiện của họ hiện thời xác quyết thêm tuyên bố của TS. Arthus Aron từ năm 1991 rằng, đam mê trong tình yêu lãng mạn không phải là một thứ cảm xúc mà đúng hơn nó là “một trạng thái động cơ mang tính hướng đích“.

Dù mẫu của những nghiên cứu như thế này là khá bé, song bằng chứng thần kinh học được trình bày lại cực kỳ thuyết phục. Thực tế, khi đề nghị các đối tượng nhìn chân dung người yêu của họ trước đây, nhiều phần não bộ dường như bị kích họat:

  • vỏ thùy đảo, đảo tụy (insular cortex) và trước bó liên hợp khứu-hải mã (anterior cingulate), cả hai đều liên quan tới sự khốn khổ, đau đớn thể xác.

Như thế, dường như tình yêu lãng mạn (e chừng là thứ cảm xúc mãnh liệt nhất của nhân loại), đã được chứng thực là có những mối liên kết hết sức không chính đáng với một số ma túy từng nổi tiếng bởi gây ảo vọng hoan lạc mê tơi (thuốc yêu MDA?).

Điều vương vấn nho nhỏ: lẽ nào với tất cả giả định và nỗi sợ hãi khác biệt của con người thuộc các nền văn hóa khắp nơi trên thế giới trong cuộc phiêu lưu kiếm tìm bạn tình tri kỷ và sáng tạo nghệ thuật đỉnh cao khi cho rằng tình yêu lãng mạn là cội nguồn sản sinh mọi sự thì rốt ráo, chúng ta đều đang nghiện tuốt luốt– chí ít để cứ say sưa lắc lư mà ư ử suốt ngày ca từ ‘Ấy ơi, anh nghiện em‘ hay sao?

(Nếu đúng vậy, đừng thử ghé mắt đọc thêm tí ngoài lề nhé: “Ai sống trong đời này- Bị ái dục buộc ràng- Sầu khổ sẽ tăng trưởng- Như cỏ Bi gặp mưa“…)

Cuối tuần vui vẻ!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top