Những quả mướp ngọt, bó rau mồng tơi và sự thông minh trong thời mạng lưới điểm toàn cầu

Những quả mướp ngọt lành như chính sự mềm mại, mượt mà, nhỏ nhắn và thon thả chúng thể hiện qua hình hài. Khi chạm tay vào, phần cắt vỏ trượt dài theo thân có cảm giác thấy rõ sự rẩy run, trong suốt của cỏ cây giản dị tâm hồn. Những quả mướp non tơ dừng ngắt đời mình ở giai đoạn khởi tạo thẩm mỹ rung động nhất.

Và các chiếc lá mồng tơi đếm được, cẩn thận chấp nhận tách khỏi cành gọn ghẽ. Những chiếc lá mồng tơi nham nhám thì bao giờ cũng thế, chúng hơi trơn nhẫy khác biệt bề mặt; đặc tính quang hợp diệp lục khiến loại thực vật này xòe bàn tay bằng khuôn dạng khôn khéo ra hứng ánh sáng mặt trời không quá độ chói chang. Kiểu lá mọc đối, tuy vậy, chẳng đủ quyền năng khiến chúng miễn trừ bụi bặm đeo bám…

Thơm thảo là những chiếc lá khơi dậy mùi hương tự nhiên, đột ngột kéo gợi sang thắc mắc liệu các đồ hình kết nối về toàn bộ hệ thống thần kinh có đáng giá, dẫn dụ ta về hành vi của chúng?

(Ai hay biết, chúng là thứ hàng biếu kèm miễn phí do người thay phiên chợt xốn xang thấy rõ trên khuôn mặt và cử chỉ khi kẻ mua biết mình là vợ của cậu con trai duy nhất mà cô bán hàng vẫn thường nhắc tới…)

… Vẫn còn đó câu hỏi sự thông minh ẩn giấu ở đâu trong các genes?

Và hiểu sao đây, sự thông minh trong thời mạng lưới điểm toàn cầu?

Rằng vượt thời gian, các chỉ số IQ không ngừng tăng lên (hiệu ứng Flynn), nên chi internet và T.V không có cơ nào để biến chúng ta thành những kẻ ngu xuẩn, đần độn đâu, nhỉ?

Nếu vậy, ý tưởng cơ chừng đích thực chính là chuyện thay đổi cách thức chúng ta suy nghĩ: phát triển một số thứ thuộc kỹ năng tinh thần (mental skills) trong khi dìm nhấn xuống (de-emphasized) một số khác chăng? Song, những gì đích thị bị dìm nhấn xuống?

(Thêm vào vụ không đắm mình trong các cuốn sách, bọn nhóc có thể còn ít tham gia hẳn vào các cuộc trao đổi, chuyện trò và những thứ kiểu tương tác thành lời đầy ý nghĩa khác nữa. Các nhóc tì bé xíu, chẳng hạn, giờ đây tự bộc lộ, phơi bày hướng tới độc giả và loại sách điện tử (e-books)– một sự phát triển khá quan ngại nếu bố mẹ chú trọng vào các câu chuyện kể, minh họa trên giấy. Một số nghiên cứu chứng tỏ, bố mẹ nào đọc cho trẻ các loại sách e-book thì việc tương tác với con cái thường thể hiện kém tương tác về chính tự thân câu chuyện, hỏi con trẻ ít hơn so với các bố mẹ ít đọc chuyện [cám ơn bạn đọc đã phát hiện lỗi chính tả, xin sửa lại thành “đọc truyện] cho con từ sách in. Điều đấy thậm chí do giả định rằng, bố mẹ hãy còn ngồi cạnh và đọc cùng trẻ, không để trẻ tùy nghi sử dụng thiết bị và cuốn hút vào các minh họa quyến rũ lẫn hiệu ứng âm thanh hấp dẫn.)

Thực tế, bộ não có thể thích ứng nhằm giải quyết với công nghệ kỹ thuật số theo một nền tảng căn bản, song cứ tồn tại một nơi chốn (dường như ngày càng không được đoái hoài, chú ý đến) mà việc xử lý tâm thần không có nhịp bước nhanh kịp: thói quen trầm ngâm suy nghĩ, tính kiên nhẫn, khả năng theo đuổi một tranh luận thành lời khá phức tạp.

Mọi người mô tả thế giới chúng ta đang sống là “bước đi nhanh nhẹn” và đây- đó- nọ kia quả đúng thế thật, song không phải mọi thứ về thế giới lẫn cách chúng ta sống, suy nghĩ, quan hệ với những người khác đều gắn bó, thân thiết vậy cả.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top