Nhắn

Nhắn (22): Dấu hiệu khích lệ và chiêu trò đê mê sự nổ

Ngồi trong quán bar thì yếu tố thiết yếu để buổi trò chuyện như ý là tiếng ồn vừa đủ, thậm chí tuyệt vời nếu nó nhỏ nhất có thể… Cái này dùng để đo lường mối quan hệ giữa điều mình muốn nghe và thứ mình không muốn lọt vào lỗ tai. Và giờ

Nhắn (22): Dấu hiệu khích lệ và chiêu trò đê mê sự nổ Read More »

Nhắn (20): Khi còn bám víu vào quả ngọt do hành động tốt mang lại…

Khi còn bám víu vào quả ngọt do hành động tốt mang lại thì khi đó ta vẫn chưa đạt được sự giải thoát hoàn toàn khỏi khổ đau. Nếu như một người hung dữ phải chịu khổ đau tương quan với sự hung dữ của hắn thì một người tốt cũng phải chịu khổ đau tương quan với cái tốt của người ấy. Nếu ta là một người tốt thì ta cũng sẽ khổ đau tương tự như những người tốt khác phải khổ đau. Một vị thiên nhân tốt vẫn cảm thấy cái khổ đau xảy ra cho tất cả các thiên nhân, kể cả một vị trời cũng phải khổ đau tương quan với cái bản chất thiêng liêng của chính vị ấy. Sự giải thoát hoàn toàn của khổ đau chỉ có thể xảy ra khi một cá thể được giải thoát và vượt xa hơn những gì mà người ta gọi là “cái tốt”, hầu trở thành một vị Thánh nhân (Aryan), tức là một cá thể đã vượt lên trên các điều kiện trói buộc con người để sau đó sẽ trở thành một cá thể hoàn toàn hoàn hảo tức là một vị A-la-hán.

Buddhadasa (2012). Quyển sách cho nhân loại.

Nhắn (20): Khi còn bám víu vào quả ngọt do hành động tốt mang lại… Read More »

Nhắn (18): Loay hoay vì tự mình cho tay vào bẫy

Không ai nắm giữ con khỉ ngoại trừ con khỉ có hạt giống tham chấp trong tâm. Không ai giữ chúng ta trong bánh xe luân chuyển nầy, tự bạn mang sự chấp trước đó. Bánh xe không có trói buộc, nên bạn có thể thoát ra bất cứ lúc nào. Nhưng vì bạn bị bám víu, nên phải chịu khổ đau mà thôi.

Sự chấp trước là nguyên nhân của khổ đau.

Ngay liền với tuyên bố là bạn đã biết rồi, không có gì mới, bạn hiểu rõ,… là một chữ “Nhưng” trái ngược thật tội nghiệp. Hai ý đứng cạnh nhau thật mâu thuẫn; bạn vừa khá tự hào về sự thông minh của bản thân, thậm chí kiêu ngầm khi dùng câu chữ phản ánh năng lực riêng tư, rằng người đối thoại cơ chừng không đem lại điều gì ấn tượng và bất ngờ cho tâm trí bạn, song đồng thời, bạn lại hạ mình muốn có thêm một lần trao đổi nữa. Điều gì tạo nên trạng thái nội tâm như thế? Liệu nếu cứ tiếp tục lưu giữ thói quen bao bọc, rào giậu, che chắn và gạn lọc vậy thì bao giờ bạn mới đích thực nhận chân sự thật vốn là…?

Nhắn (18): Loay hoay vì tự mình cho tay vào bẫy Read More »

Scroll to Top