self-esteem

Nhắn (18): Loay hoay vì tự mình cho tay vào bẫy

Không ai nắm giữ con khỉ ngoại trừ con khỉ có hạt giống tham chấp trong tâm. Không ai giữ chúng ta trong bánh xe luân chuyển nầy, tự bạn mang sự chấp trước đó. Bánh xe không có trói buộc, nên bạn có thể thoát ra bất cứ lúc nào. Nhưng vì bạn bị bám víu, nên phải chịu khổ đau mà thôi.

Sự chấp trước là nguyên nhân của khổ đau.

Ngay liền với tuyên bố là bạn đã biết rồi, không có gì mới, bạn hiểu rõ,… là một chữ “Nhưng” trái ngược thật tội nghiệp. Hai ý đứng cạnh nhau thật mâu thuẫn; bạn vừa khá tự hào về sự thông minh của bản thân, thậm chí kiêu ngầm khi dùng câu chữ phản ánh năng lực riêng tư, rằng người đối thoại cơ chừng không đem lại điều gì ấn tượng và bất ngờ cho tâm trí bạn, song đồng thời, bạn lại hạ mình muốn có thêm một lần trao đổi nữa. Điều gì tạo nên trạng thái nội tâm như thế? Liệu nếu cứ tiếp tục lưu giữ thói quen bao bọc, rào giậu, che chắn và gạn lọc vậy thì bao giờ bạn mới đích thực nhận chân sự thật vốn là…?

Nhắn (18): Loay hoay vì tự mình cho tay vào bẫy Read More »

Tự hào, chứ đừng ái ngại vì sống nội tâm

Bạn sẽ phản ứng thế nào khi một cô, cậu nhóc tì cứ đeo bám, níu chặt chân bố mẹ nếu thấy người lạ đang muốn chào hỏi nó? Một bài báo tán dương, đồng thời khuyến cáo chúng ta đừng nên vội vàng gán nhãn “nhút nhát” (“shy”) cho những bé lặng yên, nhạy cảm.

Tự hào, chứ đừng ái ngại vì sống nội tâm Read More »

Xử lý ra sao khi trẻ biểu hiện sự thiếu thành thật (2)

Bây giờ, đi vào mục tiêu sửa chữa. Dĩ nhiên, đây nên là dịp để trẻ có cơ hội tự chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân và nó cần tiến hành theo cách đặt trẻ vào vai gánh lấy nhiệm vụ tạo nên một tình huống đúng đắn. Bao nhiêu ông bố

Xử lý ra sao khi trẻ biểu hiện sự thiếu thành thật (2) Read More »

Chúng ta không thể thay đổi thời thơ ấu…

Chúng ta không thể thay đổi thời thơ ấu của chúng ta. Nhưng chúng ta có thể buông rơi các tư thế phòng vệ vốn được hình thành vào thời điểm đó. Chúng ta có thể mang lại ý nghĩa cho những gì từng bị kiềm nén và lãng quên. Chúng ta có thể tái trải nghiệm những cảm xúc phân ly với một sự đánh giá mới về bản thân trong tư cách đứa trẻ, cho tình huống từng tồn tại ở thời điểm đó, cho bố mẹ mình có thể đã là nguyên nhân khiến chúng ta đau khổ. Và chúng ta có thể thương tiếc đầy mãn nguyện những mất mát của chính mình. Nếu chúng ta đã trù tính để nắm giữ một mô hình thay thế, và nếu chúng ta khôn ngoan hoặc may mắn trong tình yêu, chúng ta có thể đủ khả năng am tường trải nghiệm thuở ấu thơ trong bối cảnh của một cuộc hôn nhân hoặc một cái gì giống thế. Nếu sự ôm chặt của dĩ vãng quá mạnh mẽ, chúng ta có thể làm việc thông qua trị liệu. Bất luận trường hợp nào, nếu chúng ta vẫn duy trì ý thức về chính bản thân và về sự lôi kéo của những mô hình đầu đời (của bản thân cũng như của người khác), thậm chí ngay cả với những ức chế hiện còn rơi rớt– như chúng rõ ràng phải thế– thì chúng ta tất có một cơ hội tốt hơn hẳn ngõ hầu kiến tạo nên những quan hệ thỏa mãn với người thương và những quan hệ an toàn với con cái mình.Trong chừng mực nào đó thuộc đời sống cảm xúc– như lịch sử của nó hiển hiện ra– chúng ta chỉ buộc phải lặp lại những gì đã không được ghi nhớ, suy tư, và thấu hiểu.

(Robert Karen, Becoming Attached, 1994, tr.94). Các quan hệ chúng ta có phản ánh cái tôi đích thực của chính mình. Nếu những ràng buộc, dính kết lúc mới chào đời lên tiếng– theo nhiều cách khác nhau– thì sự lành mạnh của những quan hệ trong tương lai, ngay cả những mối quan hệ hiện tại với bạn bè, đồng nghiệp và hôn nhân- tình ái có thể phản ánh tốt nhất những thách vô cùng lớn lao. Thực tế, dẫu khi không có một bạn nào,  và dường như không thể ứng xử dễ thương với mọi người đi nữa thì việc bản thân trầm ngâm suy xét sẽ là cơ hội tốt nhất để tìm hiểu tại sao cơn cớ gì mà có vẻ chẳng ai thích mình cả.

Chúng ta không thể thay đổi thời thơ ấu… Read More »

Lời hứa cam kết và gìn giữ sự cân bằng trong quan hệ

Đa phần ai cũng thừa biết rằng cứ không ngừng ích kỷ, bỏ mặc và thô lỗ quá đáng thì đấy chắc chắn là cách phá hoại mối quan hệ đang có. Song, liệu người ta nhận ra mình cũng có thể giết chết nó chính bởi sự tử tế? Nếu được bảo là người

Lời hứa cam kết và gìn giữ sự cân bằng trong quan hệ Read More »

Nhặt nhạnh an lành từ film “Những người lượm lặt và tôi”

Sau khi xem một bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Francoise Milet, Les Graneuse (Những người lượm lặt) tả hình ảnh một nhóm phụ nữ đang lượm lúa sau vụ mùa, đạo diễn phim tài liệu người Pháp Agnès Varda đã băn khoăn về những người lượm lặt của thời hiện đại– những người

Nhặt nhạnh an lành từ film “Những người lượm lặt và tôi” Read More »

Hiểu biết căn bản về các kiểu gắn bó

“Gắn bó” (attachment) là khái niệm dính dáng rất sâu xa tới hệ thống lý thuyết có thể giúp ta nhận ra và lý giải tại sao mình—với tư cách người trưởng thành— liên hệ với những người khác, dựa trên những gì mình từng được đối xử khi còn là một đứa trẻ. Dưới

Hiểu biết căn bản về các kiểu gắn bó Read More »

‘Ví dày tiền và người thật hiền từ’– thứ thắc mắc trật đường rầy?

Wow, nhân tình cờ thử chơi một kiểu trình bày giao diện mới, tôi cũng chợt nảy sinh ý nghĩ rằng, tại sao người ta không thể vừa giàu có lại vừa nhân hậu, dễ thương và… (bạn tùy nghi điền thêm vào từ thích hợp) cơ chứ? Cơn cớ tinh nghịch ấy càng tăng

‘Ví dày tiền và người thật hiền từ’– thứ thắc mắc trật đường rầy? Read More »

Scroll to Top