Nghiện yêu

Theo công trình đăng trên American Journal of Drug and Alcohol Abuse, nhóm điều tra viên tiến hành xem xét, so sánh các chi tiết lâm sàng, tâm lý và sinh học của tình yêu, niềm đam mê, trò đánh bạc và việc phụ thuộc chất; kết quả cho thấy, hầu như không thể phân biệt nghiện yêu (love addiction) khỏi các loại nghiện khác.

Nghiện yêu– hoặc yêu bệnh lý (pathological love)– được mô tả như sự chú ý và coi sóc mải miết, triền miên và cơ chừng chẳng thể điều chỉnh nổi đối với người bạn tình (romantic partner).

Mối lưu tâm chăm bẵm này thường gây hao tổn tới nhiều họat động hoặc trách nhiệm khác, có hoặc không được đền đáp trở lại về mặt cảm xúc, là nguyên nhân của nỗi niềm đớn đau, khốn khổ vô cùng lớn lao.

Nghiện yêu chưa được nghiên cứu nhiều, thậm chí người ta còn vinh danh nó trong vài phạm vi xã hội và phương tiện truyền thông nhất định (hoặc các mô thức chơi đàn guitar biểu diễn khắc kỷ của các băng hình âm nhạc), dù nghiện yêu không phải là cái gì đáng chào đón, vốn nhạt nhòa và ít gây tiếng vang.

Tuy nghiện yêu– khác với nghiện tình dục (sexual addiction) hay yêu hoang tưởng (delusional love)– không hề có các tiêu chí lâm sàng riêng nhất thì nghiên cứu nêu trên thông qua báo cáo về các đặc trưng của hiện tượng, đã góp phần giúp chúng ta hiểu biết tốt hơn các kiểu thuộc hành vi và lạm dụng chất gây nghiện.

Đèn sáng lên rồi song em không muốn về nhà/ Tâm trí em chẳng còn thuộc về em nữa/ Tâm hồn nôn nao, thân xác rẩy run/ Chực khát khao thêm một nụ hôn khác mong chờ…

Với ca từ bài hát khiêu gợi như thế, Robert Palmer có vẻ đã tinh tường từ lâu điều mà giới nghiên cứu cho đến mãi năm ngoái mới dám tuyên bố: tình yêu có thể là một sự nghiện ngập.

Nghiện yêu chiết xuất nỗi khoan khoái vô biên trong sự hiện diện của đối tượng tạo phấn khích, tựa như trạng thái say ma túy làm rời rã đê mê. Cảm xúc và khí chất âm tính, chả thiết để tâm tới những hoạt động từng một thời thích thú, và giấc ngủ chập nhiễu do nỗi chia xa người tình, thật giống với cảm giác cai nghiện ma túy.

Những hành vi lẫn ý nghĩ ám ảnh và cưỡng bức, gồm cả sự chú tâm hết mực cùng nhiều suy tư tống nạp liên hồi kỳ trận về đối tác, rồi các hành vi thiếu thích đáng hoặc phá vỡ– đầy dụng ý và bất chấp hậu quả– là vô số dấu hiệu của kiểu nghiện yêu cũng như các loại nghiện thuộc hành vi và lạm dụng chất khác.

… Em không thể ngủ, em không thể ăn/ Em chắc đang thấy mình đằm sâu mê mải/Cổ họng thắt lại, em làm sao thở nổi/ Chực khát khao thêm một nụ hôn khác mong chờ…

Một vài nghiên cứu– cơ bản với động vật nhũ thể phi nhân– khẳng định các vùng và chất dẫn truyền thần kinh ở não bộ có liên quan không chỉ tới chuyện điều đình hệ thống tưởng thưởng gồm các cảm xúc và tưởng thưởng thích đáng, lành mạnh mà còn kiêm cả chuyện lạm dụng hành vi và phụ thuộc chất nữa.

Nhóm nghiên cứu tin rằng, sự rối nhiễu các hệ thống stress và tưởng thưởng– gồm dopamine, chuỗi chất gây nghiện (opioid peptides) và hormone phóng thích corticotrophin có tác dụng đem lại sự cân bằng cho cơ thể– sẽ dẫn đến sự phụ thuộc và dễ gây nghiện cũng như tái nghiện.  Nhiều chất chỉ dấu di truyền (genetic markers) kiểm soát sự phát triển các hệ thống stress và tưởng thưởng bị làm hại, song chưa có cái nào được định dạng.

Em thích nghĩ mình miễn nhiễm với ái tình… Sát hợp sự thật hơn là thổ lộ rằng, em vẫnchưa nhận đủ/ Em biết mình phải đương đầu trực diện: em nghiện yêu...

Yếu tố sinh thần kinh của yêu đương đưa tới cách thức tạo nên tiến trình hẹn hò ở con người thêm hiệu quả. Sự hấp dẫn tính dục và lãng mạn cho phép con người ân cần tán tỉnh và o bế đối tượng đặc thù, lưu trữ giá trị thời gian và năng lượng. Chất quyến rũ rồi kéo theo sau là sự kết đôi một vợ một chồng đã điều phối thuận lợi hơn cho chuyện hẹn hò và làm bố mẹ, do đó, góp phần tích cực cho sự nhân giống loài người.

Tình yêu lãng mạn và quan hệ một vợ một chồng chia sẻ cùng các đường dẫn tưởng thưởng kích họat dopamine như các hoạt động khoái sướng khác, những cảm xúc và hành động cần thiết để sống còn và tiến bộ.

Cơ cấu, biểu đạt và việc duy tri mối gắn bó cặp đôi mang tính xã hội hết sức lành mạnh chủ yếu dựa vào dopamine. Dẫu thế, trong hầu hết trường hợp, chức năng của hệ thống tưởng họat động bình thường, và một quan hệ lãng mạn không bị sa đọa thành nghiện ngập.

…Giá có thể đương đầu thật tốt, bởi em đang nghiện tình yêu…

Cho dẫu thế, những cái tương tự giữa yêu đương và lạm dụng chất vẫn khó chối bỏ được. Yêu là trải nghiệm khoái sướng mãnh liệt tựa khi lạm dụng bạch phiến hoặc các chất ma túy khác, và việc kiếm tìm sự ‘phởn phơ’ của tình yêu thì cũng chẳng ít nguy hại hơn so với khi dùng ma túy.

Người mắc nguy cơ nghiện yêu mang biểu hiện giống nguy cơ mắc các rối loạn dùng ma túy: đau đớn lúc bị cự tuyệt, vất bỏ lòng tự trọng, thiếu kém tự tin, tức giận, xung hấn, cảm nhận trục trặc, nghi ngờ hoặc mất mát, hay các hành vi mang tư tưởng chủ bại (self-defeating).

Tương tự các kẻ nghiện ngập khác, người nghiện yêu sẽ mò tìm cho bằng được quan hệ này ngay sau một quan hệ nọ, sẽ ngăn chia hóa các quan hệ thành các miền vùng khác nhau trong đời anh chị ta, và sẽ chịu đựng cao độ với các hành vi ẩn chứa nguy cơ.

Trong khi không xác định rõ ràng chẩn đoán lâm sàng nghiện yêu, nhiều nhà lâm sàng nhận ra hết sức sâu sắc các dấu hiệu và đặc tính cực kỳ gần gũi giống với các chẩn đoán lạm dụng hành vi và lạm dụng chất.

Tương lai, một sự hiểu biết sáng tỏ, vượt trội hơn hẳn đi kèm các tiêu chí của rối loạn sẽ cho phép các nhà lâm sàng vận dụng đích xác trị liệu nhận thức- hành vi để chăm chữa cho những ai mắc chứng nghiện yêu.

——————————————————————–

*Bạt: Tôi viết bài này vì tình cờ phát hiện thấy liệu đăng tải từ lâu liên quan chủ đề sex lại đang được các trang mạng trong nước tranh nhau sao chép, hồ hởi phát tán tiếp (vừa hỏi Google với từ khóa ‘chuyện ấy người Việt‘, sau 0,15 giây cho ra 6.980.000 kết quả.)

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top