Nhõn mỗi dòng thư điện tử của cô sinh viên gửi tới hôm nay kính chúc nhân Noel ‘ấm áp an lành, hạnh phúc và tràn đầy yêu thương.’ (Dĩ nhiên, thường người trẻ ít khi bỏ qua dịp tranh thủ minh họa thêm vài ba hí tượng, ký cảm lập lòe, nhấp nháy nữa).
Sẽ chẳng khiến tôi nhìn sâu hơn nếu chủ đề thư và lời chào mừng viết hoa đúng chính tả tên nhân vật liên quan tới sự kiện: “Merry Christmas”, “Giáng sinh”.
Tự hỏi mình chỉ nên lượng định đánh giá, hay thiên về hiểu biết hiện tượng hoặc cứ chiều theo xu hướng thời thượng?
Dường như do bởi tính đa dạng từ nguồn gốc, giờ đây Noel là lễ tôn giáo, kỳ tiếp thị mua bán, ngày hội gia đình và dịp vui chơi; thật đáng quan tâm vì một trong rất hiếm hoi họat động có thể tạo được sự tôn trọng nhất định ở cả hai giới thế tục và châm biếm.
Và trước vấn nạn Tây hóa, vẫn còn nhiều nỗi lòng lo lắng, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.
Dạy văn hóa cho trẻ em, đâu cần phải đao to búa lớn, sách vở, tài liệu nọ kia. Nếp sống, thói quen của người lớn chính là một tấm gương lớn, để trẻ em nhận ra giá trị cốt lõi của phong tục, nét đẹp trong nếp sống người Việt.
Có thể nói, “nhân đức, từ ái và kỳ diệu” là các phẩm tính bao quát khi nói tới ý nghĩa Noel.
Vì thế, lần nữa, như với từng khoảnh khắc một thông qua các hoàn cảnh khác nhau của đời sống, chúng ta nhìn ngắm và hiểu biết, thay cho thói quen ưa thích muốn lượng giá.
Âu đó cũng là lý do tại sao mình vẫn tiếp tục viết về…