Vào một thời điểm, giai đoạn nào đó, bạn bè, người thân và gia đình chúng ta dễ chừng chợt mắc trầm cảm. Mình có thể là tác nhân quan trọng trong nỗ lực phục hồi của họ. Chuyện ấy phụ thuộc vào tính chất đa dạng của trầm cảm, và thực tế có rất nhiều điều mình có thể trợ giúp.
1) Lắng nghe thật thấu cảm: Một trong những điều quan trọng nhất là nói với và lắng nghe người mà mình yêu thương. Hãy hỏi họ cách thức họ cảm nhận song đừng thúc ép họ nói nếu họ chưa sẵn sàng, chú tâm. Nên để cho các cuộc trao đổi, chuyện trò này diễn ra hết sức nhẹ nhàng và cởi mở ngõ hầu chứng tỏ với họ rằng, mình có mặt ở đây là để trợ giúp họ. Cũng tốt khi hỏi họ đâu là điều hữu ích nhất khi họ đang trải nghiệm trạng thái trầm uất. Lắng nghe những gì họ thấy cần chia sẻ, bộc bạch. Nói với họ rằng mình luôn ở đấy để nghe khi họ cần tâm sự.
2) Hiểu biết về rối loạn trầm cảm: Quan trọng chẳng kém là việc mình cần hiểu biết về rối loạn trầm cảm, các triệu chứng, các tiến trình, giai đoạn và cách thức điều trị. Điều này giúp mình hiểu đối tượng yêu thương và cách thức anh/ chị í đang trải nghiệm, cảm nhận; ngoài ra, cũng nên biết những điều liên quan đến trạng thái khỏe mạnh hơn của đối tượng, nhu cầu cần điều trị nhiều nữa, hoặc các đòi hỏi trợ giúp khác,…
3) Ủng hộ sự điều trị của họ: Một lĩnh vực thiết yếu trong việc nâng đỡ đối tượng mắc trầm cảm là cách làm việc cùng họ nhằm duy trì kế hoạch điều trị, bao gồm việc uống thuốc như đã chỉ định, gặp gỡ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe theo khuyến cáo, và tìm kiếm lực lượng hỗ trợ thêm khi cần thiết. Mình nên làm người nhắc nhở đối tượng uống thuốc đều đặn mỗi ngày, cả việc giúp đặt lịch hẹn hoặc đưa đón đến phòng khám. Nếu tình trạng bệnh lý của họ không được cải thiện, cần khuyến khích họ tìm kiếm thêm sự hỗ trợ hoặc nhờ sự hỗ trợ khác nữa.
4) Trợ giúp họ trong đời sống hàng ngày:Thường, mọi người mắc trầm cảm hay gặp nhiều trục trặc, khó khăn trong những thứ việc căn bản của đời sống hàng ngày. Khi tiến triển nặng nề, trầm cảm có thể khiến ta cảm thấy bất động, thiếu vắng động cơ và không có khả năng thực hiện ngay cả các nhiệm vụ đơn giản nhất trong đời. Xuyên suốt những thời điểm như thế, một người mắc trầm cảm sẽ cần hỗ trợ trong những hoạt động hàng ngày– mình cần động viên họ tắm táp, ăn uống, hoặc hít thở không khí tươi lành, thậm chí, đôi khi người ta cần trợ giúp lúc vào cửa hàng tạp hóa, lau dọn nhà cửa và thanh toán các hoá đơn…
5) Nâng đỡ các họat động quen thuộc: Cố gắng khuyến khích người mình yêu thương duy trì các họat động vốn quen tiến hành khi họ không mắc trầm cảm. Làm việc, đến trường hoặc hành động. Đừng thúc ép họ làm những gì họ chưa sẵn sàng, song nên khuyến khích họ dấn thân trong đời.
6) Nhận ra các dấu hiệu cảnh báo việc tự tử: Điều quan trọng cần biết về người mắc trầm cảm là họ rất dễ nỗ lực hoặc dính líu tới ý định tự tử. Hết sức nghiêm túc bất kỳ than vãn, bình luận nào liên quan tới việc tự tử hoặc ước muốn chết. Ngay cả nếu mình không tin rằng họ đích thị muốn tự làm hại bản thân thì người ta rõ ràng đang trong trạng thái phiền muộn, đau đớn– nhớ tiếp cận và gọi khẩn cấp cho bộ phận chuyên môn nếu thấy cần thiết…
Làm thế nào để tự giúp mình thoát trầm cảm? Không tìm được cảm xúc cho mình, cảm thấy mệt mỏi và bị mất năng lượng thì phải làm như thế nào ạ? Tks^^
Thường, khi gặp phải chuyện phiền muộn, khó chịu thì mình rất hay muốn tìm ra ngay cách kết thúc trạng thái đó càng nhanh càng tốt.
Cảm thấy xuống tinh thần, kiệt sức, thiếu vắng động cơ họat động (học tập, làm việc, giao lưu,…) e quá dễ dàng khiến cho mình bực bội, cáu gắt hoặc đờ đẫn, lười biếng thêm. Và mình cũng quen xử lý bằng kiểu nghĩ ra trò tiêu khiển, tìm kiếm biện pháp thư giãn, cụ thể gì đấy. Thực tế, lối giải quyết này ít nhiều đã đem lại hiệu quả lập tức, song về lâu về dài thì xem chừng sự vụ vẫn cứ dây dưa, tồn đọng.
Tại sao hiện tượng ấy tái xuất? Mình nên tiếp tục tuân theo lối tư duy giải quyết vấn đề? Cứ chực thoát khỏi và mong cầu thay đổi, hay cần tĩnh tâm, chịu đựng hiện trạng và thản nhiên quan sát những diễn biến, xáo động của tâm trí?
Liệu mình có thể chấm dứt cơn trầm uất, buồn chán– một lần và mãi mãi?
—
Thầy ơi, nếu như việc tĩnh tâm càng khiến bạn khó thở, đau đớn trong suy nghĩ và cảm xúc thì liệu nên tiếp tục không ạ?
Tôi xin có đề nghị: thử bố thí thời gian cho một vài công việc từ thiện nho nhỏ.
Vâng, gợi ý của Côđộckhách tựa như lối đi tìm thấy ý nghĩa riêng thiết thực hòa trong nỗi niềm chung.
—
Bạn mitxmen có thể đọc đoạn “Depression around the World” trong link mà anh N.T có dẫn trong bài, để có thêm thông tin về cách đương đầu với trầm cảm của chính mình, và cân nhắc việc đi điều trị…
Cảm giác của tôi là dường như các bạn vì đang ở nước ngoài nên càng lo lắng cho người trẻ… Thương lắm í.
—
@Dung: Em cảm ơn mọi người đã quan tâm chia sẻ, được bạn bè xa gần cho lời khuyên em cảm thấy thật quý báu và hạnh phúc ạ! Em xin gửi lời chúc mùa đông ấm áp đến anh/chị và gia đình ạ.
@codckhach: Em cảm ơn mọi người đã quan tâm chia sẻ, được bạn bè xa gần cho lời khuyên em cảm thấy thật quý báu và hạnh phúc ạ! Em xin gửi lời chúc mùa đông ấm áp đến anh/chị và gia đình ạ.
@N.T: Chủ blog tâm ngã thật hiểu rõ về tâm lý đấy ạ. Cảm ơn những chia sẻ trên trang chủ, chúc blog ngày một giàu có hơn với những tri thức bổ ích =))
Câu từ của bạn mitxmen dễ thương ghê.
Cũng xin nhắc nhở chút. Vì hệ thống bình luận, hồi đáp đã được thiết kế theo dạng phân bậc rất hợp lý nên mong mitxmen (cũng như mọi độc giả khác) khi bình luận, hồi đáp thì chú ý tuân thủ nguyên tắc sắp xếp ấy. Nhờ thế, chúng mình đích thực đang góp phần tiết kiệm tài nguyên mạng, thỏa mãn cái nhìn thẩm mỹ, đồng thời thuận tiện cho việc theo dõi, triển khai và gắn kết chặt chẽ dòng ý tưởng, hoặc đối tượng mình muốn tiếp tục trao đổi nào đó.
—
Vâng ạ!