Hình như, đối với mỗi một cá thể ít nhiều đều có những nghi thức bí mật chứa chất mê tín nào đó.
Trên bình diện quốc gia, chuyện mê tín trở thành nỗi niềm bi hài vừa cực kỳ thế tục vừa vô cùng rối rắm tâm linh. Khi mang tầm vĩ mô, sự vụ giời ơi đất hỡi không còn thuần túy thỏa mãn lợi lạc riêng tư hoặc nhắm tới ý đồ phục vụ cộng đồng rộng lớn.
Các nghi thức là phương cách nhằm làm cho sự hỗn độn, bấn loạn bớt đi sự khủng khiếp, kinh hoàng. Bởi tưởng chừng là ngớ ngẩn song hàng triệu triệu người tiến hành các nghi thức tương tự ngõ hầu có được may mắn.
Tin tưởng hết sức mãnh liệt vào những điều phi lý; đa phần con người ta khi đương đầu với vô cùng thách thức quan trọng và bất định thì sự mê tín cung cấp cho họ ảo giác kiểm soát tình hình. Việc thực hành mê tín, do vậy, có thể đem lại lợi lạc tâm lý. Rõ ràng, các nghi thức mê tín dễ khiến độ căng thẳng suy yếu và tạo nên cảm giác rằng mình đang làm những điều hữu ích.
Chưa nói, hầu hết các mê tín là vô hại; dù một số để lại lắm hậu quả nghiêm trọng. Các niềm tin mê tín đem về may mắn từng dây dưa khốn khổ trong đam mê cờ bạc, và niềm tin vào các kỹ thuật y khoa thay thế tân thời so với lối điều trị truyền thống có thể dẫn đến căn bệnh trầm trọng thêm.
Bất chấp nọ kia, mê tín căn bản vẫn lành mạnh, và một số tài năng xuất chúng ở mức độ toàn cầu cũng mê tín đáo để khỏi nói luôn; cứ xem các ví dụ liên quan đến thao tác thu lượm may mắn trước mỗi trận đấu thể thao tất hiểu.
Các loài động vật làm đủ thứ kỳ cục khi được trừng phạt hoặc ban thưởng ngẫu nhiên. Hãy nhớ nhà Tâm lý học Hành vi nổi tiếng F. Skinner từng vứt thức ăn bất chợt cho bồ câu, và các con chim ấy phát triển những hành vi lặp lại buồn cười. Các con bồ câu này thể hiện hành vi như dạng khiêu vũ là lạ: xoay xoay các vòng, thúc thúc cái mỏ vào góc lồng, hoặc hất hất cái đầu hết lần này đến lần khác. Skinner gọi đấy là hành vi mê tín liên quan đến cử chỉ nhảy nhót. Các con bồ câu dở hơi tăng thêm trò nhảy nhót mê tín, ngay cả khi việc nhảy nhót của chúng chẳng được thưởng bằng thức ăn. Skinner khẳng định rằng, con người cũng thể hiện các hành vi mê tín tương tự chẳng hề liên quan chi tới những sự tưởng thưởng– đấy là các nghi thức dính dáng sự may mắn.
Các kiểu nhảy nhót của bồ câu mê tín thì thuộc dạng gây cười, vui vẻ. Các con chó tuyệt vọng lại không phải thế. Khi các con chó bị sốc điện không thể thoát được, đầu tiên chúng chạy quanh đặng gắng trốn khỏi. Sốc điện tiếp tục và ngắt đi tình cờ mà không liên quan chi tới những gì các con chó tiến hành. Dần dần, các con chó từ bỏ, chúng nằm dài, và chỉ còn biết rên rỉ khi điện được kích hoạt. Tồi tệ hơn, nếu con chó được đặt vào một tình huống mới, nơi nó có thể trốn thoát sự sốc điện, nó vẫn từ chối bỏ chạy. Con chó học hỏi sự tuyệt vọng. Tâm lý gia Martin Seligman và các cộng sự khẳng định, con người thể hiện sự học hỏi tuyệt vọng trong nhiều tình huống. Nếu sự trừng phạt là không thể thoát tránh, con người từ bỏ sự cố gắng như các con chó đáng thương nêu trên vậy.
Sự tuyệt vọng được học hỏi có thể xảy đến trong các tình huống xã hội và cả lĩnh vực học thuật. Người ta cố gắng làm điều này điều nọ, ứng xử thế lọ thế chai rồi thì buông tay bất kể vấn đề như thế nào. Họ dần từ bỏ hẳn và thôi cố gắng làm bất kỳ điều gì nữa cả.
Vậy đấy, nơi cõi trần gian, thiên hạ nói chung và các vị chức sắc hoặc thầy cô giáo đã bị trừng phạt ngẫu nhiên và không thể tránh khỏi, bởi vì sự trừng phạt không phụ thuộc vào việc họ làm. Nghịch lý nằm ở chỗ, không việc nào họ làm cho phép họ thoát khỏi sự trừng phạt.