Người hỏi (N): Đôi khi em nói dối để bảo vệ sự riêng tư của chính em
Mình đáp (M): Có lẽ cô định thể hiện là mình không thoải mái với chủ đề trao đổi hoặc muốn thay đổi nó đi?
N: Đôi khi đúng là thế bởi vì em không muốn thảo luận vấn đề.
M: Cô có thể dùng cách vừa nêu, hoặc nói rằng mình mong sẽ trao đổi về nó vào dịp khác (khi mình đã sẵn sàng) chẳng hạn?
N: Đôi lúc đó là vì lợi ích của người hỏi, do họ có thể bị tổn thương hoặc bị rúng động khi nghe sự thật.
M: Cơ chừng cô có thể tiết lộ một phần sự thật mà vẫn cứ ổn thôi vào lúc đó, thay cho việc nói dối chứ? Và nói thêm phần còn lại vào dịp thích hợp.
N: Đôi khi, nói dối trở thành một phương thức hiệu quả để trả lời, và để chấm dứt bất kỳ câu hỏi thêm nào khác.
M: Vấn đề cơ bản của việc nói dối, ngay cả khi nó vô hại là chúng có thể tiếp tục dần dẫn tới mất luôn sự thật. Thử tưởng tượng một ngày, khi cô muốn chia sẻ điều gì đó rất quan trọng với người ta và họ không còn tin cô được nữa. Điều ấy có thể thật buồn lắm.
N: Đôi khi, người ta nói điều gì đó với thông tin sai lệch, và em cứ tiếp tục cuộc nói chuyện mà không thèm chỉnh sửa chúng gì cả.
M: Nếu cô chỉnh sửa người ta thật lịch sự, tôi nghĩ chuyện ấy sẽ được họ đánh giá cao đó.
N: Đôi khi, khi em cảm thấy người tham dự không thực sự muốn biết sự thật thì em sẽ nói dối, vì khi nói thật, họ có thể cảm thấy mình bắt buộc phải bày tỏ sự quan tâm, hoặc cảm thấy lúng túng nếu họ không đích thực quan tâm. Một ví dụ hay xảy ra là khi ai đó hỏi “Bạn thế nào?”, thường chúng ta đáp là “Khỏe!”, một câu trả lời phải lối thật lịch sự, không gây khó chịu cho ai.
M: Đúng, quả đó là chuyện rất thông thường. Gặp trường hợp í, tôi hay nói luôn cả câu là “Mình sống ổn” hoặc “‘Đời không đến nỗi nào”. Nó thành thật mà không cần bộc lộ quá mức cần thiết.
N: Đôi khi, em muốn nói thẳng là “mình không cảm thấy thích nói về nó”.
M: Khi cô nói điều đó cùng với nụ cười ý nhị, chuyện thường ổn. Nụ cười còn giúp mình giảm sự căng thẳng.
N: Đúng là hầu như đạt hiệu quả nếu làm như thế. Còn khi không được, em nói dối bằng cách đưa ra một câu trả lời làm người ta thỏa mãn, đủ để họ khỏi hỏi thêm!
M: Tôi nghĩ nên vận dụng lại phương pháp trên. Đôi khi, cô buộc phải nói cũng chừng đó từ, cùng cách thức như cũ đôi lần trước khi người ta nhận ra kịp nhận ra rằng không nên hỏi nữa, vì có thể nhận được câu trả lời tùm lum. Việc đó cũng giúp mình lái thông điệp của mình về đúng ý định luôn. Nhớ cười với lòng từ!
N: Đôi khi em tự hỏi mình có đang nói dối không đây nếu mình không kể ra hết toàn bộ sự thật.
M: Chỉ nói những gì cần thiết thôi là được mà– chừng nào những gì mình không nói ra sẽ không gây hại được.
N: Giấu giếm sự thật cũng là một dạng nói dối?
M: Nếu che đậy sự thật đặng đem lại lợi lạc hoặc bảo vệ người khác, và không phải che đậy để làm điều ác thì thường là chấp nhận được thôi.
N: Nếu ai đó hầu như lúc nào cũng nói dối em thì em sẽ lại im lặng và cứ tiếp tục câu chuyện.
M: Song điều ấy có phần không được từ bi cho lắm, vì nó khiến người ta tạo tác nên nghiệp xấu. Cô có thể đặt các câu hỏi một cách thiện xảo mà không gây ra sự thù hận khiến người ta tự động chỉnh sửa câu chữ của họ.
N: Biết thế, song nếu chúng em cãi nhau thì em lại tức chết đi được với những gì em biết về người ta.
M: Nghe như phát ngôn khá gay gắt? Giá mà có thể giải quyết vấn đề không cần phải tức giận lên.
N: Hậu quả, em sẽ không tin người ta nữa, và sẽ nghi ngờ người ta thêm với mọi chuyện người ta nói ra.
M: Tốt hơn giá mà khuyến khích người ta thành thật mỗi khoảnh khắc nắm bắt được mình đang nói dối.
[còn phần tiếp, sẽ bổ sung sau…]