J. Soi (18): Chẳng có chuyện gì rắc rối xảy ra cả…

Sau một ngày dài tưởng chừng kiệt sức, mọi thứ được đưa lên cao theo kiểu cuộc đời đâu đến nỗi quá tồi tệ, nếu không muốn nói cho thật chính xác là thậm chí nó còn quá bảnh bao.

Hai cây cảnh vẫn xanh, lá chúng mướt mịn như thể thế giới này tuyệt không vương chút buồn sầu hay đau khổ; cái dáng hiện hình khó tả ấy, vô hình trung, cho ta biểu tượng của sự uyển chuyển đến và đi hết sức tự nhiên của danh- sắc vô tình mà cố ý nhấn mạnh khía cạnh kỳ diệu trong tương quan sinh- tử.

Dẫu hôm nay tôi chưa trông thấy quả bí đỏ hoặc lá màu tím của tía tô, song cứ phảng phất quanh đây chầm chậm rồi loang dần mùi thương nhớ thiện lành của cơm gạo lứt trộn lẫn đậu đỏ và hạt sen; thật hoàn hảo, đưa tôi qua hết một ngày.

Đôi khi có những ngày thật dài và khó nhọc, ngay cả khi chúng không được cho là thế. Chúng ta cố gắng nhìn vào phần nào và lưu giữ, song các cảm xúc bản thân thì cứ len lỏi tòi ra theo cách muốn thể hiện. Và vất vả hết sức, chúng ta cũng chẳng thể cuốn chúng mà không tạo nên một hiện trạng khá nhốn nháo. Và càng cuốn bao nhiêu, càng dễ bị bó chặt và lộn xộn bấy nhiêu.

Thảng hoặc, mình có thể phủ chụp lên những túm mớ nhỏ nhặt dường ấy và soi mói da diết vào bên trong chúng, nhưng thường cùng lắm chỉ gấp được mép, viền xung quanh bề ngoài thôi chứ đố ai xếp gọn lỏn tất cả. Ít nhiều cay cú, hầu hết chúng ta cơ chừng muốn phủ thêm lần nữa toàn bộ món thứ ấy đặng ngày cũng sẽ  nhờ vậy mà chóng trôi qua theo…

Theo nhiều nhà nghiên cứu, âm nhạc và phim ảnh tạo tâm trạng cảm ứng hiệu quả nhất. Trong một cách tiếp cận khác, những người tham gia được hướng dẫn viết một tiểu luận ngắn về một sự kiện họ từng trải nghiệm đã đánh thức các cảm xúc riêng biệt, đặc thù như sự tức giận hoặc buồn bã.

Dù thanh tẩy (catharsis) là điều tốt, thảng hoặc các cảm xúc thường ổn thỏa hơn nhiều nếu để mặc mà không biểu tỏ chúng ra. Bản ngã ngờ vực, sợ hãi và tức giận mang một phương thức phức tạp ghê gớm lúc buộc phải diễn bày. Thiết yếu ở đây là các ranh giới phù hợp. Biết lúc nào phủ trùm chúng và uyển chuyển vận động thông qua việc sống nặng nhọc đích thị quan trọng như cái vỗ chạm thực tế mang mục đích tự biểu đạt.

Nếu mình trú ngụ, túc trực quen thói vào cảm xúc tiêu cực thì nó sẽ trở thành thực tế thường hằng của bản thân; xứng đáng tốt lành khác hẳn để kết cấu lại khung tham chiếu, xếp gấp lần nữa và chuyển dịch hướng tới thành công, nó giúp mình vượt thoát phiền não và nhận ra chẳng có chuyện gì rắc rối đang xảy ra cả…

Liệu có điểm buồn nản nào mà không tồn tại luôn giải pháp?

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top