“Maria và tôi”: Phim hay như chính cuộc đời người ta vậy

Không cố tình nhấn mạnh chủ đề Rối loạn Phổ Tự kỷ (ASD) rất quá dễ gợi nỗi niềm thương xót, “Maria và tôi” (2010) thật như thực tiễn sống động đang diễn tiến không ngừng… Điểm mạnh của thể loại phim tài liệu đã được đạo diễn khai thác thành câu chuyện số phận và lòng người khá uyển chuyển, đậm chất sáng tạo và đề cao yếu tố cân bằng.

Thế giới và tháng năm của cô bé Maria như cát cứ trôi qua kẽ tay, song trong tâm tưởng của kẻ sở hữu đặc trưng nhìn ngắm cực kỳ tuyệt lạ. Và những căn phòng, ngôi nhà với việc đóng và mở cửa đồng thời cũng kết thúc và bắt đầu cho những chuyến hành trình khám phá miên man. Khởi từ nhu cầu nội tâm muốn tìm cách thích nghi với xã hội của giao tiếp, tiệc tùng, và ăn uống.

Nhờ có tình yêu bền bỉ hiếm thấy của ông bố già độc thân, Maria dần sẽ nhận ra đâu là nét khu biệt giữa cam kết và gặp gỡ, tình cờ và nhất quán, nổi bật và hòa vào… Sự khác biệt trong phim được nâng lên như thứ triết lý sống hiện đại, ngõ hầu đảm bảo mọi tương quan phát triển bền vững, đầy tính nhân văn.

Mỗi cá thể là duy nhất; không một đối tượng mắc ASD nào trùng, giống với đối tượng nào. Trải nghiệm của bố mẹ, phụ huynh có con, cháu mắc rối loạn này rõ ràng là vô cùng sâu sắc; cung cấp cứ liệu lâm sàng độc đáo trong trường hợp riêng tư.

… Nhân tiện, giới thiệu vài ba nghiên cứu chuyên môn gần đây. Chẳng hạn, dạy trẻ mắc ASD bắt chước người khác sẽ giúp cải thiện kỹ năng xã hội; rằng động dung khuôn mặt trẻ mắc ASD mang tính đặc trưng; trái với tưởng nghĩ nhiều người, phát hiện sớm có thể làm giảm hiệu quả can thiệp; dữ liệu cho hay, cứ 88 trẻ thì có thể 1 cháu mắc một dạng thuộc ASD; kỹ năng vận động bị ảnh hưởng khi mắc ASD; và sự tiến bộ của trẻ mắc ASD khác biệt nhau từ cháu này sang cháu khác… 

Lời cuối, ‘đến hẹn lại lên’, Liên hoan Phim Tài liệu Việt Nam- châu Âu lần thứ 4 tiếp tục công chiếu những nghệ phẩm đáng nhớ, giá trị.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top