Thời gian, tâm trạng và công việc

Biết điều chi tớ thích về những ngày thứ Hai không? Thực lòng thì chẳng có gì cả í.

Theo các tác giả Robbins & Judge (2009), mọi người thường hay cảm thấy tâm trạng tồi tệ nhất (ví dụ, cảm xúc tiêu cực dâng cao và cảm xúc tích cực giảm xuống thấp) vào thời điểm đầu tuần và tâm trạng họ tốt nhất (ví dụ, cảm xúc tích cực dâng cao và cảm xúc tiêu cực giảm xuống thấp) vào các ngày cuối tuần.

Thế còn thời gian trong ngày? Liệu có bất kỳ sự khác biệt nào chăng nếu ai đó theo kiểu người “buổi sáng” so với người kia có thể là phong cách “buổi chiều”? Robbins & Judge cho rằng, bất luận thời gian chúng ta lên giường vào buổi tối hay thức dậy vào buổi sáng, mức độ các cảm xúc tích cực đạt đỉnh cao thường rơi vào giữa khoảng thời gian chúng ta đã thức dậy và thời gian chúng ta sẽ đi ngủ.

Watson (2000), trong cuốn sách “Tâm trạng và Tính khí” nói thế này:

“Dù người ta phản ứng khác nhau về acrophase [khoảng thời gian hoặc thời điểm đạt đỉnh cao xảy đến của một nhịp] tại những thời điểm khác nhau và cho thấy đường cong khác biệt đôi chút nào đó trong khoảng thời gian trong ngày thì phân tích của chúng tôi đã xác định rằng, nhịp thời gian 24 giờ/ ngày cơ bản này– tức là, Cảm xúc Tích cực thấp vào đầu ngày và cuối ngày, đạt đỉnh cao ở khoảng tầm thời gian ở giữa– thường vô cùng quả quyết và mang tính khái quát hóa của mọi cá nhân” (tr.116).

Ứng dụng điều này trong nơi chốn làm việc? Như nhiều người đã khẳng khái tuyên bố, buổi sáng thứ Hai không phải là thời điểm tốt lành để chuyển đi các tin tức xấu. Và theo các buổi trong ngày, người làm công ăn lương sẽ có xu hướng nhiều tích cực hơn từ khoảng giữa buổi sáng tính đi và (chắc chắn không gây chút ngạc nhiên nào) vào các buổi gần cuối tuần (!).

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top