Làng nhàng, dành ít thời gian suy tư sẽ càng nhanh tăng thêm tính bảo thủ

Người dành ít thời gian hoặc thiếu nỗ lực tinh thần cho việc suy tư về một vấn đề thì họ càng rất dễ tán thành theo đường lối chính trị mang tính bảo thủ.

Đó là nhận định rút ra từ nghiên cứu do Scott Eidelman và đội ngũ cộng sự tiến hành– với quan điểm được họ nhấn mạnh rằng ‘”không phải những kẻ bảo thủ dựa cậy vào sự kém nỗ lực suy tư” mà “sự kém nỗ lực suy tư làm tăng thêm chủ nghĩa bảo thủ về mặt chính trị”.

Thông qua bốn thực nghiệm, nhóm tác giả xem xét tác dụng của các thái độ chính trị thuộc bốn phương thức giảm thiểu nỗ lực tinh thần khác biệt nhau; bao gồm: điều tra mức độ nhiễm độc của những người uống rượu tại một quán bar địa phương; định vị một số đối tượng tham gia thực hiện công việc theo yêu cầu làm cả hai cùng một lúc: vừa để ý rãnh ghi âm trên đĩa thu tông giọng vừa lột tả thái độ chính trị của họ; định vị một số đối tượng tham gia trong một tình huống gây sức ép về mặt thời gian là buộc phải đánh giá, xếp loại sự tán thành của họ trước các tuyên bố chính trị khác nhau càng nhanh càng tốt; và cuối cùng, hướng dẫn đơn giản cho một số đối tượng để đáp ứng với các tuyên bố chính trị mà không phải suy tư quá sức khó khăn.

Các kết quả tỏ ra nhất quán nhau– đối tượng uống rượu nhiều, bị phân tán bởi nhiệm vụ thứ hai, trả lời dưới áp lực thời gian và trả lời chẳng cần suy nghĩ gì thì tất cả đều dẫn tới việc người tham gia thực nghiệm tán đồng hết sức mạnh mẽ với các niềm tin bảo thủ về mặt chính trị, kiểu như “Điều cần xem xét trước nhất ở bất kỳ xã hội nào là bảo vệ cho các quyền sở hữu” và “Sản xuất và thương mại nên được họat động thoải mái, thoát khỏi sự can thiệp của nhà nước.” Tán đồng với các niềm tin tự do thì hoặc bị giảm thiểu hoặc bị ảnh hưởng do những sự đo lường. Các nhà nghiên cứu tiến hành kiểm tra lại và các tác động họ quan sát được không nằm ở sự khác biệt do tính phức tạp của các tuyên bố dùng để đo lường chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa tự do trong chính trị, cũng như không làm thay đổi tâm trạng hay tạo nên sự hụt hẫng có liên quan với sự can thiệp.

Phát hiện từ nghiên cứu trên về việc ít nỗ lực tinh thần càng làm tăng thêm các niềm tin bảo thủ phù hợp với nghiên cứu trước đây từng khẳng định rằng, các thuộc tính về tinh thần trách nhiệm cá nhân (đối lập với việc ý thức về ảnh hưởng do các yếu tố tình huống), chấp nhận thang bậc và khung tham chiếu cho nguyên trạng thì tất cả có thể được nhìn nhận như các dấu hiệu căn bản của niềm tin mang tính bảo thủ– đến hết sức tự nhiên và tất yếu đối với hầu hết mọi người, chí ít ở các xã hội phương Tây.

Các phát hiện của chúng tôi chứng tỏ, những phương thức tư duy mang tính bảo thủ là căn bản, bình thường và e chừng tự nhiên,” các nhà nghiên cứu kết luận. “Các yếu tố thuộc động cơ là thành phần cốt yếu của ý thức hệ, trợ giúp hoặc chỉnh sửa các đáp ứng ban đầu phụ thuộc vào các mục tiêu, niềm tin và giá trị của người ta. Chúng tôi cho rằng, các đáp ứng ban đầu và không thể chỉnh sửa có phần thể hiện về tính bảo thủ.”

Dưới ánh sáng của các vụ việc bắt các đại gia ngành ngân hàng, tài chính và tình hình thời sự kinh tế – chính trị – xã hội quốc nội đang diễn ra quá chừng biến động, chắc chắn đọc nghiên cứu trên không thể không liên tưởng, so sánh và chợt liễu ngộ ít nhiều.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top