Nói với trẻ con về sự ốm đau và cái chết

Đọc bài báo, biết được cách cảm nhận và lối phản ứng của các bậc làm cha làm mẹ khi con cái họ băn khoăn, nói ra thành lời về sự chết chóc, mất mát.

Sợ con mắc bệnh tự kỷ hoặc gặp rắc rối gì đó về vấn đề tâm lý cần được tháo gỡ, chị Hương quyết định đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám, nhưng tại đây các bác sĩ kết luận cháu bé hoàn toàn bình thường. 7 ngày sau khi đi khám về, Tuấn tiếp tục hỏi mẹ: “Sao con người không có hai mạng sống? Tại sao ai cũng phải chết hả mẹ?”. Lần này, chị Hương lặng người, không tin vào tai mình, không hiểu vì sao, cậu con trai lại hay nhắc đến cái chết đến vậy.

Để có câu trả lời, chị Hương xin nghỉ làm, dành thời gian trò chuyện với con. Gặng hỏi mãi chị mới biết, con hay xem phim ảnh, có cảnh ông bà, bố mẹ của nhân vật trong phim bị chết nên luôn ám ảnh. Tuấn còn nói với mẹ rằng rất hay mơ thấy ác mộng. Và từ đó, chị Hương kiên quyết cấm con xem phim, chỉ cho xem phim hoạt hình để lấy lại sự ngây thơ, trong trẻo trong suy nghĩ của con trẻ.

Nuôi dạy con cái chắc chắn là công việc đem lại sự hài lòng cao nhất mà chúng ta từng có– và là thứ công việc nặng nhọc nhất. Chúng ta sống trong một thế giới ngày càng phức tạp, thách thức chúng ta mỗi ngày với hàng lọat các vấn đề rộng lớn mà có thể quá khó khăn cho trẻ con để hiểu và chẳng dễ cho người lớn để giải thích với trẻ con.

… Những câu chuyện ‘amip ăn não người’, vi khuẩn e-coli, “bệnh quỷ ám” và HIV tất thảy tràn ngập trên các trang mạng. Những thông tin ốm đau, bệnh tật như thế có thể đe dọa khủng khiếp bọn trẻ. Trong khi thực tế là những kiểu dạng tường thuật, mô tả nhắm vào các vấn đề hết sức nguy hiểm thì chúng hầu như chắc chắn để lại rất ít hậu quả với con cái bạn. Hãy để các cháu biết thực tế các căn bệnh đó và cách thức phòng tránh các yếu tố nguy cơ. Điều này có thể đòi hỏi thêm nhiều nghiên cứu nữa, song nếu quý vị đủ khả năng làm vơi bớt nỗi lo lắng của con cái mình thì nó sẽ thật đáng giá.

Bởi vì HIV/ AIDS hiện vẫn nổi rõ trong xã hội nên nó xứng được chú ý đặc biệt. Nghiên cứu chỉ ra rằng 93% trẻ em từng nghe nói về AIDS ở độ tuổi học lớp 3. Cho dù chúng nghe về AIDS tại trường, trên báo chí, truyền hình hay các phương tiện truyền thông khác thì những gì chúng học hỏi được thường không được chính xác và làm chúng hoảng sợ. Sử dụng một bản tin để khởi sự cuộc trò chuyện về bệnh tật và đo lường mức độ của chủ đề này gây kinh hãi đối với trẻ. Trên tất thảy, đảm bảo chắc chắn con cái bạn hiểu các sự kiện khi nào mình mắc AIDS và cách thức nào thì không. Cần thiết làm các cuộc tìm kiếm thông tin liên quan cho chính bản thân bố mẹ. Chuẩn bị cho việc nói về sex khi trao đổi, chia sẻ về HIV/AIDS; thậm chí, đừng tránh né các cuộc trao đổi về cái chết nữa.

Các cuộc trao đổi với trẻ con về cái chết có thể cực kỳ khó khăn, song lại vô cùng cần thiết. Trợ giúp con trẻ hiểu cái chết có thể trang bị cho chúng các kỹ năng cần thiết để đương đầu và làm đau lòng một cách hiệu quả khi ai đó chúng yêu thương mất đi. Tìm ra các từ ngữ đúng đắn, sát hợp để mô tả cái chết đối với trẻ nhỏ e là điều hết sức thách thức. Giải thích các khía cạnh thể lý của cái chết có thể được thực hiện bởi kiểu nói đơn giản như “thân xác của ông đã bị hư hại quá rồi hoặc mắc nhiều bệnh đến độ không cứu chữa được nữa. Các bác sĩ đã làm hết sức song rốt cục họ cũng đành chịu thôi.” Giải thích khía cạnh tâm linh của cái chết phụ thuộc vào các niềm tin tôn giáo của bố mẹ và theo đó trẻ có thể được giải thích phù hợp…

Trẻ con cần được khẳng định rằng, chết không phải là hết– rằng tình yêu không bao chết. Chỉ bởi vì người không còn sống thêm được, đâu có nghĩa là chúng ta thôi yêu thương họ nữa.

Đây là 10 gợi ý hữu ích khi nói với trẻ về bất cứ chủ đề khó khăn nào:

  1. Bắt đầu thật sớm.
  2. Các cuộc trao đổi, trò chuyện mang tính khai tâm, làm quen với con trẻ.
  3. … thậm chí cả về chuyện sex và tính dục.
  4. Tạo ra một bầu không khí cởi mở.
  5. Truyền thông, giao tiếp bằng các giá trị riêng có của chính mình.
  6. Lắng nghe con cái.
  7. Nỗ lực thành thật.
  8. Kiên nhẫn.
  9. Sử dụng các cơ hội hàng ngày để nói chuyện.
  10. Nói về chuyện đó lần nữa. Và, thêm lần nữa.

Hiểu biết thấu đáo tâm trí con cái luôn là điều đáng giá, cần được các bậc làm cha làm mẹ ưu tiên dành thời gian và tâm trí.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top