J. Soi (7): Nhớ lời Karl Marx xởi lởi

Trí khôn thông thường (ngay cả trót lỡ bỏ quên nó ở nhà) bảo rằng, trước khi chối bỏ một mô hình bất kỳ nào, phải học hỏi về nó đã.

Bởi quá chừng khó khăn với việc vá sửa thị trường. Ngon ăn hơn nhiều là tìm một thị trường sẽ tôn trọng và trả phí cho công việc mà mình có thể làm. Thực tế, các công ty chuyên về công nghệ tuân thủ lệ này lâu nay rồi; giờ tất cả chúng ta phải làm thế thôi.

Hàn gắn, sắp đặt hầu như luôn là cuộc chiến đấu nhất định thất bại. Do anh giỏi giang điều gì đấy đâu có nghĩa thị trường kéo dài mối quan tâm thêm.

Lời khuyên quá tốt đẹp thì rất dễ dàng bị soi xét kỹ càng. Đa phần ai cũng biết, chớ dại bơi trong nước toàn cá sấu khủng; dĩ nhiên, đôi khi nếu mình chợt muốn ở phía bên kia của hồ thì cố đừng phàn nàn, ca thán chi mà chỉ việc bơi nhanh.

Trách nhiệm, nôm na ra, có thể hiểu là sự đáp ứng thích đáng.

Cách tân, sáng tạo vốn là hành động của chuyện đưa điều đã tiến hành thực hiện ở đấy rồi đem sang triển khai, ứng dụng tại đây.

Vấn đề của mình, dù thế nào chăng nữa, chắc chắn có một giải pháp đứng nằm nơi chốn này kia trên đời. Và tổ chức của mình đích thị mắc kẹt vì họ không biết cần làm gì, quan trọng hơn, không có các quyết tâm để làm (quyết tâm chính trị cũng đáng được lựa chọn lắm chứ).

Một ví dụ trong thế giới thực hết sức chính xác về vấn đề đặc thù của riêng mình sẽ tự dưng trở nên hoang đường không thể tưởng, vì chẳng những chỉ cho mình thấy cần làm gì, nó còn đem lại cho mình lòng tin cậy để làm nó.

Nên nếu mình cứ mong chờ một điển cứu (case study) chứng thực rõ ràng, hoặc một cách trực tiếp trỏ nhắm vào thì mình sẽ ngóng đợi mòn mỏi, dài lâu.

Kỹ năng, cơ chừng, là duy trì ước muốn và có quyết tâm kiếm tìm các minh họa tương tự– thay cho việc cứ nằn nì, khăng khăng xin xỏ cho phép được giữ vai trò đồ đệ đi theo ai đó với nỗ lực, quyết tâm cháy bỏng.

Giờ hãy chia sẻ về đòn bẩy. Sau những phát ngôn, tìm ở đâu để nhận được sự khuyên nhủ, bày dạy? Từ những người nổi tiếng, yếu nhân và các tổ chức tầm cỡ.

Song, đừng quên, vấn đề của khuyên nhủ là mình cần hai điều để nó thao tác:

1. nó phải tốt đẹp

2. nó phải tạo động lực cho mình đích thực làm điều gì đấy.

Lý do đơn giản khiến người ta hướng tới những nhân vật lừng danh và các tổ chức to lớn là vì lớp phủ hào nhoáng của sự nổi tiếng và quyền uy khiến nó dễ dàng hơn trong việc khiến mình tự thuyết phục bản thân mình và các đồng nghiệp của mình thực hiện hành động– đích thị làm điều gì đấy với lời khuyên nhủ.

Chuyện nhiêu khê là, lời khuyên của người nổi tiếng không phải luôn luôn tốt đẹp hơn (thường nó không tốt đẹp hơn, khi mình thoáng nhìn) và nó càng đắt giá, buộc mình năn nỉ hiểu biết rốt ráo những gì đang diễn biến.

Lưu ý rằng, mệt mỏi kinh khủng và dính mắc sâu quá khiến đòn bẩy cao đến mấy cũng khó tác dụng.

Vậy thì, vâng, mua lời khuyên. Mua nhiều lời khuyên. Song quan trọng nhất, hiểu biết tại sao lời khuyên là lời khuyên tốt đẹp, hiểu biết đích thị động năng ẩn bên dưới nó– rồi thì mình sẽ không gặp bất kỳ rắc rối, phiền nhiễu nào cho việc bán ý tưởng, bởi vì chẳng phải vấn đề ở người khuyên nhủ… chủ yếu ở lời khuyên nhủ.

Đây là lời thiên tài Karl Marx một thời xởi lởi:

… vương triều Đức quốc đương đại, một quái thai lỗi thời (anachronism), một sự phủ nhận trắng trợn của những gì vốn được xem là chân lý hiển nhiên, một tồn tại vớ vẩn của chế độ cổ đại (ancien régime) đối với thế giới, chăm chắm hình dung rằng nó cứ tin tưởng vào bản thân và yêu cầu thế giới nên hình dung theo cùng lối kiểu tương tự. Nếu tiếp tục tin vào yếu tính (essence) riêng có, liệu nó có cố gắng che giấu yếu tính đó đi dưới vẻ bề ngoài (semblance) man trá khác và nỗ lực ẩn náu trong hành động đạo đức giả (hypocrisy) và thói ngụy biện (sophism)? Chế độ cổ đại tân thời chỉ xứng là diễn viên tấu hài (comedian) của một trật tự thế giới nơi mà các anh hùng đích thực (true heroes) đã tiêu ma hết rồi. Lịch sử phải băng vượt, xuyên qua nhiều giai đoạn nghiêm trọng khi mang vác trên mình một hình thức cổ lổ sĩ. Những giai đoạn sau rốt của một dạng thức sử tính-thế giới chính là tấn hài kịch của nó (its comedy)… Tại sao lịch sử lại diễn tiến như thế? Để nhân loại có thể dự phần vào trạng thái hớn hở (cheerfully) của quá khứ. Định mệnh lịch sử phởn phơ này là điều chúng ta thù oán đối với nền chính trị độc đoán của Đức quốc.

Wow, chuyến tới nếu các chuyên gia hàng đầu lại nhiệt tình xuất hiện và trình diễn màn trò khuyên nhủ quen thuộc, xin báo hộ rằng bạn đang bận nhé!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top