“Chiếc ghế trống”– Kỹ thuật Trị liệu Gestalt trong Tham vấn Buồn đau, Sầu khổ Vi tế

Trị liệu theo trường phái Gestalt tập trung vào sự tích hợp giữa “toàn thể” con người với môi trường mà anh/ chị ấy chung đụng, sinh sống. Trị liệu Gestalt có rất nhiều kỹ thuật được ứng dụng thành công trong tác nghiệp ngày nay, và có thể dùng cho cả lọat phổ vấn đề thuộc cảm xúc.

Trị liệu này nhìn nhận một cá nhân lành mạnh như con người có ý thức về cuộc đời mình, và chọn sống ở – đây- ngay- bây- giờ hơn là chú mục ngoái nhìn quá khứ hoặc ngưỡng vọng tương lai.

Kiểu trị liệu này rất thích hợp trong dạng buồn đau, sầu khổ khá vi tế và rối rắm khó lường. Trị liệu Gestalt xem điều này như một thứ việc đời còn dang dở, chưa hoàn thành– một khái niệm tương đồng với nỗi buồn đau, sầu khổ vi tế. Theo truyền thống, việc vàng dang dở nhắm tới người chưa hoàn thành những chuyện trong đời họ và thường liên quan với đối tượng mắc một “rối loạn phát triển”.

Người vướng việc đời vẫn còn dang dở thường tức giận với quá khứ và chính vì thế, không đủ sức chú tâm vào hiện tại, ở đây và ngay bây giờ.

Chiếc Ghế Trống

Kỹ thuật này là một trong những chiến lược quen thuộc nhất của trị liệu Gestalt.

Đây là phương pháp tạo nên sự dễ dàng, thuận lợi cho việc đóng vai đối thoại giữa thân chủ và những người khác; hoặc cuộc đối thoại giữa các phần khác nhau trong chính nhân cách của thân chủ.

Hai chiếc ghế đặt cạnh: một cái đại diện cho thân chủ hoặc một khía cạnh trong nhân cách thân chủ, và cái kia đại diện cho người khác hoặc phần đối lập trong nhân cách của thân chủ. Khi thân chủ đổi vai, anh ấy/ cô ấy ngồi vào ghế này hoặc ghế kia.

Nhà trị liệu chỉ đơn thuần quan sát; hướng dẫn thân chủ khi cần đổi ghế, gợi ý các câu nên nói, đề nghị thân chủ lưu tâm tới những gì đã được phát ngôn, hoặc đề nghị thân chủ lặp lại hay phóng đại, cường điệu các từ, hành động.

Trên tiến trình như thế, các cảm xúc và xung đột đóng thử được đánh thức, lộ diện, những bế tắc được mang ra giải quyết, và việc nhận thức cũng như tích hợp các thái cực bên trong cấu trúc nhân cách có thể phát triển.

Một lý do khiến kỹ thuật này rất hiệu quả khi trị liệu nỗi buồn sầu vi tế, phức tạp là do nó cho phép khổ chủ cơ hội được “nói” với người đã khuất, xem như chết rồi và làm việc thông qua bất kỳ xung đột nào nảy sinh trong suy tư, cảm nhận về người thương yêu, quý mến nay từ tạ, qua đời.

Khổ chủ có khả năng chuyện trò, tâm tình với người đã khuất một cách trực tiếp ở ngôi thứ nhất làm mở ra một trời cơ hội xử lý việc đời vướng bận cũng như các xung đột dính dáng với đối tượng đã từ tạ này.

Mời xem băng hình minh họa.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top