Làm thế nào để nhà phân tâm lắng nghe một bệnh nhân?

Bốn, năm năm trước tờ The New York Times đã có bài đề cập tới thực trạng Phân tâm học. Mới tuần rồi, họ lại tiếp tục mô tả vị trí của nhà phân tâm tại Argentina, ‘đất nước trên giường’, đất nước có số lượng nhà tâm lý học– đa phần là đệ tử của Freud– hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở khắp hoàn cầu.

Argentina chân tình hết mực với tâm lý học. Thậm chí quanh khu vực Mỹ Latin, nơi các ý tưởng mang hơi hướng Freud vẫn còn duy trì khá mạnh mẽ, Argentina mãi giữ trọn tình yêu không hề phôi pha với các trường phái đậm đặc chất Phân tâm học cổ điển.

Cũng vô cùng độc đáo với số công dân của quốc gia này có nhu cầu muốn tiếp cận phân tâm. Thực tế, phân tâm học được đại bộ phận thế giới nhìn nhận là dành riêng cho giới thượng lưu và quý tộc– cả từ hai phía: nhà phân tâm và bệnh nhân.

Trong khi việc làm giảm bớt đi kiểu trị liệu theo tâm động (psychodynamic) được tán đồng rộng khắp thì câu chuyện đào tạo nhà phân tâm và trị liệu phân tâm hết sức đắt đỏ. Riêng chi phí trị liệu, một tháng người ta dễ có thể tiêu tốn đôi ba ngàn USD…

… Thường nhà phân tâm được dạy rằng việc lắng nghe chủ yếu là lắng nghe ý nghĩa thuộc vô thức của những gì bệnh nhân đang nói. Mục tiêu tối thượng là phơi tỏ vô thức hoặc làm cho ý nghĩa của các tiến trình chính yếu trở nên được đưa lên bề mặt ý thức, hay suy tư hợp lý. Tựa như việc đang diễn dịch tiếng nước ngoài, ngôn ngữ của các giấc mơ, ra ngôn ngữ mẹ đẻ thường ngày vậy.

Đôi người làm tốt việc dịch đồng thời ngay tức thì này song không hoàn toàn rõ ràng rằng đấy là việc trợ giúp bệnh nhân đưa lên bề mặt ý thức những gì bị kiềm nén, sự kiện chúng ta đang chú ý sát sườn tới chúng hoặc điều gì khác.

Dĩ nhiên, đây là chuyện bóp méo kiểu dạng lắng nghe mà Freud từng khuyến nghị, rằng nghe mà tuyệt không nên có một mục đích xác định trước nào, cứ để mặc sự chú ý trôi đi tùy ý. Đấy hoàn toàn là chuyện khó thực hiện, khi sự chú ý không mục đích là niềm tin hiếm thấy trong tiến trình phân tâm. Vẫn còn khá dễ dàng hơn cho nhà phân tâm để đóng vai trò là phiên dịch gia, tay cố vấn, đối thủ nhân từ, người anh em già dặn hơn, kẻ kể chuyện háo hức, hoặc bất kỳ ai đó khác, đặc biệt khi đấy vốn là những gì bệnh nhân muốn nhà phân tâm thể hiện.

Dù lắng nghe vô thức ít nhiều kiểu cách thì nó vẫn còn hữu ích để hiểu những ước muốn trong vô thức, ngay cả khi người ta không luôn luôn kéo dài đủ lâu đến độ quá nhanh chóng ước muốn diễn giải chúng. Trong khi một số bệnh nhân hiểu vô thức của họ có thể xứng đáng hiện diện và hợp lệ, với những người khác điều đó có thể giống như cú đánh mạnh vào thói ái kỷ của họ hoặc có thể được tri nhận như một sự tấn công không thân thiện.

Do đó, cách thức nhà phân tâm lắng nghe và đáp ứng với một bệnh nhân sẽ khác biệt từ đối tượng này sang đối tượng khác, và quả là khác biệt qua các giai đoạn trong bất kỳ tiến trình phân tâm nào. Chủ yếu thời gian dành cho mục tiêu lắng nghe hoặc nói gì đó theo một cách thức sẽ đem lại cho bệnh nhân cảm xúc được thừa nhận, tức là cảm nhận rằng nhà phân tâm đích thị hiểu biết họ đang thế nào.

Nếu một bệnh nhân có thể cảm nhận được hiện diện và chấp nhận như họ đang là thì nhà phân tâm vẫn dõi theo ở giai đoạn tiếp theo cho đến khi khiến cảm nhận đó có thể giảm thiểu hẳn hoặc biến mất hoàn toàn. Cảm nhận của việc được hiện diện như là này có quan hệ với sự tin tưởng căn cốt (Erikson, 1963) hoặc sự tín nhiệm phân tâm (Ellman, 2007) vốn được xem là điều quan trọng trong điều trị.

Với một số bệnh nhân tại một vài giai đoạn, cảm nhận về việc mình xứng đáng hiện diện có thể được củng cố thêm nhờ các biện pháp can thiệp hoặc diễn giải đúng đắn, song với một số người khác thì những sự can thiệp này có thể được tri nhận như là sự xâm phạm hoặc làm tổn thương tới lòng ái kỷ. Điều này phụ thuộc vào trải nghiệm của nhà phân tâm, sự tinh thông trong chẩn đoán, và độ nhạy cảm khi vận hành phân tâm. Lắng nghe có sự chú tâm hầu như khá an toàn, song bệnh nhân thường cần được nghe theo một số cách thức chứng tỏ nhà phân tâm thực sự sống động và tỉnh thức. Điều này có thể xảy đến theo dạng khá nhỏ nhặt như nghe ra tiếng lẩm nhẩm trong sự ồn ào, hoặc bỗng dưng nhấn mạnh thành lời, song nó cũng đòi hỏi một phản ứng tức thì, không phải là sự chuyển đổi đột ngột lôi cuốn sự chú ý từ bệnh nhân tập trung sang nhà phân tâm. Tất cả những chuyện này thể hiện sự thấu cảm (empathy) hoặc hòa hợp (attunement).

Winnicott (1969) cũng lưu ý rằng những thời điểm ông xen vào chỉ để cho bệnh nhân biết rằng anh ta có thể đã sai trái ra sao hoặc đâu là những giới hạn trong sự hiểu biết của chính bản thân anh ta. Nếu ai đó đích thực lắng nghe trong một cách thức hòa hợp thì bệnh nhân– người hiếm hoi mới được lắng nghe sâu sát đến thế–  thường khởi sự thiết lập một sự chuyển dịch lý tưởng hóa (idealizing transference).

Những cách can thiệp ít nhiều mò mẫm của Winnicott, như sự chối từ của Balin (1968) đối với sự đòi hỏi của bệnh nhân trong một phiên trị liệu gặp sự cố, được thiết kế để làm cho bệnh nhân ngộ ra quan niệm nhà phân tâm có quyền uy tuyệt đối.

Trong một số trường hợp hoặc tại một vài thời điểm trong điều trị, cách thức này có thể là điều cần thiết phải làm. Song ngay tại giai đoạn khởi đầu với một số bệnh nhân nhất định, một sự chuyển dịch lý tưởng hóa/ quyền uy tuyệt đối có thể là mang giá trị to lớn, bởi vì nó kết gắn bệnh nhân vào việc điều trị và có thể cho phép anh ta chia sẻ một sự quyền uy tuyệt đối, và có thể nâng lòng tự tín của anh ta cao lên hẳn mà bản thân anh ta chưa từng biết đến trước đó (Kohut, 1971).

@Tài liệu tham khảo: Bach, Sheldon. (2011).The How-To Book for Students of Psychoanalysis and Psychotherapy. Great Britain: Karnac Books Ltd.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top