Kiên quyết mới mẻ bởi đổi thay hay bất động với nguyên trạng lay lắt?

@ Viết tặng những ai đang cần cú hích để mà nhích thỏa thích

Dù thay đổi tưởng chừng là điều thật bình thường và khó tránh thoát nổi, song kỳ thực chúng ta hay thể hiện xu hướng nghiêng về chuyện duy trì nguyên trạng (status quo). Lựa chọn cái gì đã biết (the known) hơn là cái bất tường (the unknown).

Bảo vệ hoàn cảnh, vật dụng sở hữu, thậm chí các thành tựu chúng ta đạt được là thuộc tính bản năng tự nhiên. Mình học hỏi để ưa thích hơn những môi trường, con người và tình huống ta thấy thoải mái rồi không ngừng tìm biết làm thế nào đương đầu hoặc có những trải nghiệm tích cực…

Cởi mở với sự thay đổi không hề loại trừ chúng ta miễn mê tơi một lối sống thư thái và vững vàng. Quan trọng ở đây, thông qua đời mình, chúng ta tri nhận hết sức rõ ràng lúc nào thì tình trạng kháng cự trở nên vô bổ.

Một khi thứ xung năng này quá mạnh mẽ, nó ngăn chặn chúng ta không học hỏi được biết bao điều mới mẻ hoặc các thách thức đáng giá. Chúng ta không lớn lên nổi. Chúng ta quen chỉ nhận ra chuyện này khi sự lựa chọn chuồi thoát sự kiểm soát của chúng ta và nó gây nên quá nhiều lo hãi.

Chống chế đổi thay hàm ý mình dính mắc với những thứ không thể tồn tại mãi mãi và cứ sợ hãi chưa thôi cái bất tường. Chính nó là nguyên nhân gây đau khổ khi các hoàn cảnh đời sống chuyển biến. Lẽ hiển nhiên, nỗi sợ hãi nghẹn tắc này luôn hiện diện ngay cả khi sự thay đổi lâu lắm mới nảy nở. Thậm chí, chúng ta chẳng hề ao ước chấp nhận đổi thay cho dù chúng đã xảy đến rồi.

Chấp nhận thay đổi là một trong những phần thiết yếu nhất của tâm thần lành mạnh, và người miễn cưỡng, không sẵn lòng hoặc thiếu khả năng chấp nhận một cách thích hợp với thế giới là dấu hiệu báo trước thường gặp cho vô số triệu chứng tâm bệnh lý.

Thay đổi ở đây là thay đổi chúng ta cần mang lại về chính bản thân mình, quyết bất cần với nỗi khổ đau tơi bời ngõ hầu lựa chọn sống cuộc đời đáng tưởng thưởng, tràn đầy hơn rất nhiều. Điều này nghĩa là mình có thể cần phải nói lời tạm biệt một người bạn tốt, hoặc chi tiêu dè xẻn hẳn lúc kinh tế khó khăn; mình cũng có thể chuyển nhà, bắt đầu một công việc mới, hay tạo lập lại gia đình…

Khi thuận tình đổi thay, chúng ta không còn bất động với nguyên trạng nữa, và không còn kéo dài nỗi lo lắng, sợ hãi do sự thay đổi đe dọa. Chúng ta đủ năng lực chấp nhận thật dễ dàng sự thay đổi, làm nên hầu hết những cơ hội và hoàn cảnh mới. Chúng ta nâng cao tinh thần lạc quan của bản thân và có những mong đợi tích cực về tương lai.

Chúng ta cũng không gán nhãn bất kỳ sự đổi thay nào là “tồi tệ”. Thông lệ, ban đầu những gì bị cho là “tồi tệ” về sau lại trực tiếp hay gián tiếp tạo thành những điều “tốt đẹp”.  Đích thực ôm choàng sự thay đổi có nghĩa là mình phải cắt bỏ những nhãn mác vớ vẩn, chán ngắt. Hơn thế, chúng ta nhận ra các cơ hội mới và có khả năng đáp ứng với thách thức.

Nhờ cởi mở với sự đổi thay, chúng ta thấy mình thư thái hơn và đích thực hạnh phúc.  Chúng ta không còn đeo bám quá khứ, chúng ta đùa vui, trưởng thành, học hỏi và thích nghi cực kỳ ổn thỏa với những biến dịch nhỏ nhặt và những thời điểm đòi buộc mình cần cất bước hết sức bản lĩnh tới giai đoạn đầy phấn khích tiếp diễn trong đời.

Nhằm tạo cảm hứng tiến hành thay đổi, dưới đây là một vài mẫu gợi ý ám thị:

  • Tôi thích những điều mới mẻ
  • Tôi hướng theo sự thay đổi
  • Tôi kiếm tìm những cơ hội mới
  • Tôi có những kỳ vọng tích cực
  • Tôi tin tưởng vào những thay đổi xảy đến trong đời mình
  • Khi một cánh cửa này khép lại thì những cánh cửa khác mở ra
  • Tôi thư thái và khoan khoái với các đổi thay của mình
  • Tôi nghĩ, thay đổi luôn luôn tốt đẹp với chính bản thân tôi
  • Tôi đang hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top