Sống tách biệt và cô độc: Thực sự “biết” một người thuần túy chỉ dựa trên chẩn đoán ?

Mùa hạ tuổi thơ rong ruổi, trên từng rơi rụng ơ thờ, mơ hồ hơi thu ghé lại, dọc dài dáng đứng buồn vui...
Mùa hạ tuổi thơ rong ruổi, trên từng rơi rụng ơ thờ, mơ hồ hơi thu lùa lại, dọc dài dáng đứng buồn vui…

Câu chuyện về hai cha con ông Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang tưởng là thân phận cá nhân song đích thị dính dáng sâu xa tới chính sách định canh, định cư đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.

Không phải là hiện tượng quá chừng xa lạ hoặc độc sáng duy nhất, sự tách biệt và cô lập xã hội đó đây cứ khiến người ta bỏ làng, sống trong hang đá; có thể tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới (người rừng ở ngoại quốc).

Lần nữa, vấn đề trả về hay hòa nhập đi kèm với nỗ lực của chính quyền xây nhà, nhập hộ khẩu (cập nhật: thổ lộ cách sinh tồn giữa đại ngàndựng chỗ ở mới) đặt định rõ ràng trạng thái chung rằng con người ta đơn độc nhưng không cô đơn; bởi hơn 40 năm, cha con nhà họ Hồ đã yên ổn sống đời tự cung tự cấp trong rừng sâu, từ chối tiếp xúc với cộng đồng thân tộc.

Và đây còn là câu chuyện minh họa cho việc người ta tin tưởng vào chính quyết định của bản thân, đồng thời cũng cảm thấy quyền lực qua sự kiện rằng họ đang nắm lấy hạnh phúc trong đôi tay mình.

Họ trở về và trở… bệnh; người thân xác quyết rằng cha tôi không phải người rừng; công luận thì biết tới quan điểm của giới khoa cử, đại diện khảo cổ, quan chức giáo dục, nhân danh nhà văn, tiếp cận theo góc nhìn dinh dưỡng, cánh báo chí dĩ nhiên liên tục theo vết “người rừng” và kiên trì ước mơ “giải mã” dựa trên tập tục, giấc mơ kỳ lạ.

Thực tế, việc ẩn dật vẫn hay xảy ra bất kể  lứa tuổi (người già ẩn dật); một dạng tỵ nạn, lưu vong, xa lánh và cách biệt với xã hội; những con người mà ‘dấu cô độc đã hằn ghi trên trán’. Điều này đặt ra việc nghiêm túc cần phân biệt giữa sự cô đơn và tách biệt.

Theo một nghiên cứu dài hơi khá thú vị thì  được xem là cách biệt xã hội (social isolation) khi hơn một trong các điều kiện dưới đây được đáp ứng:

  • sống một mình
  • không bao giờ ra khỏi nhà
  • không có bà con thân thuộc
  • không thăm viếng bất kỳ ai
  • không tiếp xúc với hàng xóm, láng giềng
  • ở một mình hơn 9 tiếng mỗi ngày
  • láng giềng gần nhất cách tầm trên 500m (50 yards).

Để xác định người được xem là đơn côi, cô độc (loneliness) thì nhóm nghiên cứu dùng các tiêu chí sau:

  • suốt ngày cảm thấy cô đơn
  • ước ao có nhiều bạn bè hơn
  • không nhìn nhận đủ bạn bè hoặc bà con thân thuộc
  • không có tâm tình tri kỷ
  • không có bạn bè thực sự sống gần bên
  • không gặp đủ người
  • không có một ai để đề nghị che chở
  • trải qua kỳ Giáng sinh trước tủi thân và cô độc

Giờ hãy xem xét người được phân loại rất khách quan là cách biệt song không cô đơn. Họ trông thế nào ?

  • thích thú với việc bầu bạn với riêng mình; họ thường lặng lẽ hoặc dè dặt
  • họ có quan hệ thỏa mãn với bạn bè hoặc hàng xóm, hoặc họ luôn duy trì việc sống với bản thân
  • trong mẫu nghiên cứu ở đây, tất cả họ đều không có con cái
  • là những nhân cách tự thấy mình đủ đầy
  • lựa chọn việc trải qua mùa Giáng sinh trước một mình

Thế còn người không tách biệt song đạt điểm số về cô đơn thì sao?

  • họ đang chăm sóc một người phối ngẫu phụ thuộc và ít nhờ vả, trợ giúp
  • họ sống với một đứa con trưởng thành rồi và đang làm việc toàn thời gian
  • họ trải nghiệm cái chết của vợ/ chồng hoặc các bạn bè mình
  • họ chuyển chỗ suốt thời gian nghiên cứu
  • sức khỏe của họ trở nên sút kém đi
  • không ai viếng thăm họ
  • họ không cầu xin sự giúp đỡ

Một vài dòng cuối trong báo cáo nghiên cứu trên là như thế này.

 … thật sai lầm để giả định rằng cô độc nên luôn luôn được xem là đối tượng cần trợ giúp và thay đổi. Cô độc có thể liên quan với một nguy cơ lớn hơn của những tình huống khẩn cấp chưa bị phát hiện ra, song nó chắc chắn là nguy cơ nên được giảm thiểu và không phải là tự thân sự cô độc vì sự cô độc có thể được ấp ủ trong lòng.

Đến đây, câu chuyện hiện sinh lại dễ khiến thiên hạ nghĩ tới ranh giới của sự bình thường, vốn quen được xã hội mặc định ít nhiều. Bài lần tới sẽ chỉ ra cụ thể tri giác của nhà tâm lý học lâm sàng về người mắc rối loạn tâm thần.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top